Khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose ở các gia đ ình và dòng vô tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 92)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

3.3.Khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose ở các gia đ ình và dòng vô tính

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.3.Khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose ở các gia đ ình và dòng vô tính

Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP

Các thông tin về biến dị và khả năng di truyền là cơ sở khoa học để thực hiện các chương trình chọn giống. Biến dị kiểu hình và biến dị di truyền trong một loài cây thường xuất hiện ở các mức độ khác nhau, như trong quần thể và giữa các quần thể (Zobel & Talbert, 1984) [124]. Các thông tin di truyền sẽ được phục vụđể trả lời các câu hỏi đặt ra trong các chương trình chọn giống: (1) Tính trạng nghiên cứu có thể cải thiện được không? Hiệu quả chọn lọc tính trạng này chỉ đạt được khi hệ số biến động di truyền lũy tích của tính trạng này đủ lớn. Do

đó để trả lời câu hỏi này thì hệ số biến động di truyền lũy tích cần được xác định. Hệ số di truyền lũy tích (CVA - Coefficient of Additive genetic Variance) là sốđo của biến động kiểu gene, nó được xác định bằng tỷ số giữa căn bậc 2 của tỷ số

biến động kiểu gen với giá trị trung bình của kiểu hình. (2) Biểu hiện của kiểu gen như thế nào trong khảo nghiệm? Để dự đoán giá trị kiểu gen và xếp hạng chúng thì các kiểu gen phải được khảo nghiệm trong các lập địa khác nhau. Hệ số

di truyền thể hiện giá trị di truyền được phát hiện trong kiểu hình. Hệ số di truyền nói lên khả năng di truyền của một tính trạng từđời bố mẹđến hậu thế. Hệ số di truyền cao tức là khả năng truyền đặc điểm của tính trạng đó ở đời bố mẹ sang hậu thế cao (Falconer & Mackay, 1996). Nếu kiểu gen tương tác với điều kiện môi trường thì một số khảo nghiệm cần được bố trí ở các lập địa khác nhau. Tương tác di truyền – hoàn cảnh lớn sẽ tạo ra những khó khăn cho chương trình cải thiện giống, vì phải xây dựng các quần thể chọn giống và chọn lọc các kiểu gen riêng phù hợp với từng dạng lập địa (Bulmer, 1980) [41]. (3) Chọn lọc một tính trạng sẽ ảnh hưởng thế nào tới các tính trạng khác? Làm thể nào để chương trình cải thiện giống đạt được giá trị kinh tế cao nhất? Trong chọn giống, một vài tính trạng được chọn lọc đồng thời. Tương quan di truyền giữa các tính trạng sẽ

giúp trả lời các câu hỏi trên. Ngoài ra, tăng thu di truyền là phần tăng thêm đạt

được nhờ áp dụng các phương pháp chọn giống. Nhưng tăng thu di truyền chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở biến dị giữa các xuất xứ, gia đình và cá thể trong khảo nghiệm, vườn giống. Nhờ biến dị di truyền mà chúng ta có thể tiến hành chọn lọc những biến dị có lợi nhất làm cơ sở cho các bước chọn giống tiếp theo. Mặt khác biến dị được thể hiện mới là kiểu hình phải thông qua khảo nghiệm mới đánh giá đựơc thực tế tăng thu của chúng. Các phương pháp để thu nhận tăng thu chính là chọn lọc, lai giống, khảo nghiệm để xác định đúng chỉ tiêu chọn lọc có hệ số di truyền cao. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp sẽ tạo ra tăng thu mong muốn cho đời sau, góp phần từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 92)