Tương tác gia đình – hoàn cảnh ở Bạch đàn urô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 107)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.6.1. Tương tác gia đình – hoàn cảnh ở Bạch đàn urô

Trong số 80 gia đình của khảo nghiệm hậu thế Ba Vì – Hà Nội và Đông Hà – Quảng Trị có 76 gia đình trùng lặp ở cả hai lập địa, nên việc đánh giá tương tác kiểu gien hoàn cảnh chỉđược tiến hành cho 76 gia đình này và kết quảđược trình bày ở bảng 3.18. Kết quả phân tích cho các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao, thể tích, độ thẳng thân và trị số pilodyn của các gia đình bạch đàn urô

ở hai lập địa có tương quan thấp, biến động từ 0,27 tời 0,35. Phân tích sự sai khác của hệ số tương quan bằng phương pháp “Log – Likelihood - RatioTest” (Gilmour et al., 2006) [51] cho thấy hệ số tương quan di truyền của các tính trạng sinh trưởng ở hai lập địa hoàn toàn sai khác.

Bảng 3.18. Tương tác gia đình – hoàn cảnh ở Bạch đàn urô giữa khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì và Đông Hà

Tính trạng Ba Vì – Đông Hà Sai khác LogL

D 0,27±0,20 <0.05

H 0,33±0,18 <0.001

V 0,35±0,20 <0.001

Dtt 0,54±0,28 <0.05

Pilodyn 0,96±0,08 <0.05

Tương quan di truyền giữa các gia đình về chi tiêu độ thẳng thân (Dtt) và trị

số Pilodyn ở hai lập địa lại đạt mức vừa phải tới rất chặt, với hệ số tương quan tương ứng là 0,54 và 0,96. Như vậy chứng tỏ gia đình có khối lượng riêng của gỗ

Kết quả phân tích đã khẳng định tương tác gia đình – hoàn cảnh có ảnh hưởng tới sinh trưởng của Bạch đàn urô giữa hai lập địa Ba Vì và Đông Hà. Kết quả này cũng được khẳng định qua sự hiện diện của các gia đình trong nhóm 5 gia đình sinh trưởng nhanh nhất tại khảo nghiệm hậu thế Ba Vì và Đông Hà (bảng 3.2). Trong nhóm 5 gia đình sinh trưởng nhanh ở hai lập địa không có gia

đình nào trùng lặp. Đánh giá về giá trị chọn giống của 76 gia đình Bạch đàn urô có mặt ở cả 2 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì và Đông Hà thì tất cả các gia đình đều chịu ảnh hưởng của tương tác gia đình – hoàn cảnh về sinh trưởng giữa 2 lập địa này (biểu đồ 3.7). Ảnh hưởng lớn của tương tác di truyền hoàn - cảnh giữa hai lập địa có thểđược giải thích bằng sự khác biệt vềđiều kiện đất đai và khí hậu giữa hai lập địa này. Đông Hà có dạng đất đặc trưng đất feralit đỏ

vàng phát triển trên phiến thạch sét, phấn sa với độ pHKCL = 4,12, có tầng đất khá dày (>50cm) ít bịđá ong hóa, còn Ba Vì là đất feralit nâu vàng phát triển trên các loại đá phấn sa, phiến sét, sỏi sạn kết, chua mạnh (pHKCL = 3,6), tầng đất mỏng (<50cm), có nhiều kết von. Ngoài ra, đất ở Ba Vì còn bị thoái hóa mạnh và có hiện tượng đá ong hóa chính vì thế hàm lượng các chất dinh dưỡng thiếu, làm

ảnh hưởng đến cây trồng. Mặt khác, điều kiện khí hậu ở hai địa điểm cũng khác xa nhau rất nhiều.

Các nghiên cứu trước đây cho Bạch đàn urô (Wei & Borralho, 1997; Wei & Borralho, 1998b) [121], [122] cũng đã phát hiện ảnh hưởng của tương tác di truyền hoàn – cảnh tới công tác chọn giống của loài cây này. Ở Việt Nam, tương tác di truyền – hoàn cảnh ở Bạch đàn urô ở 2 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 tại Ba Vì và Vạn Xuân đã không được tìm thấy. Nhưng tương tác dòng - hoàn cảnh trong các khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn camal và Keo lá tràm đã được phát

hiện (Nguyễn Đức Kiên et al., 2008; Phí Hồng Hải et al., 2008a; Nguyễn Đức Kiên et al., 2010) [64], [59], [66]. -30 -20 -10 0 10 20 30 -30 -20 -10 0 10 20 30

Biểu đồ 3.7: Giá trị chọn giống về thể tích thân cây của 76 gia đình Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)