Biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 118)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

4.1.1. Biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP

và mt s ging Bch đàn lai UP

1. Có sự phân hóa rõ rệt giữa các gia đình về sinh trưởng, chất lượng và trị số pilodyn. Nhóm 10 gia đình tốt nhất có thể tích trung bình vượt 50,7% so với trung bình khảo nghiệm và vượt 158,5% so với 10 gia

đình sinh trưởng kém nhất, dòng U6 (83,4%) và trị số pilodyn biến

động trong khoảng 9,6 - 14,5 mm tại Ba Vì; Vượt 43,8 – 245,5% so với 10 gia đình kém nhất và 227,6% so với giống U6 và 12,3 - 17,0 mm tại

Đông Hà.

2. Có sự khác nhau rõ rệt giữa các dòng vô tính Bạch đàn urô về sinh trưởng, chất lượng thân cây, trị số pilodyn, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose. Năm dòng (U18, U11, U265, U1 và U4) tốt nhất vượt 127,4% so với trung bình khảo nghiệm và vượt U6 từ 30,1% tới 95,1% về thể tích thân cây, trị số pilodyn biến động trong khoảng 11,2 - 17,6 mm, khối lượng riêng của gỗ biến động trong khoảng 0,43 - 0,59 g/cm3, 5 dòng (U951, U295, U992, U14 và U833) có khối lượng riêng của gỗ cao, hàm lượng cellulose của Bạch đàn urô biến động trong khoảng 40 % - 46,7%, 4 dòng (U3, UU78, U894 và UU6) có hàm lượng cellulose cao tại Ba Vì. Trong khi đó, 5 dòng (U1088, U821, U416, U262 và U348) ưu việt tại Nam Đàn chỉ có độ vượt về thể tích thân cây là 23,0% so với thể tích thân cây dòng U6 và trị số pilodyn biến động trong khoảng 9,7 - 15,4 mm.

3. Có sự phân hóa rõ rệt giữa các dòng vô tính bạch đàn lai UP về sinh trưởng, chất lượng thân cây, pilodyn, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose. Nhóm 5 dòng (UP72, UP66, UP99, UP35 và UP23) tốt nhất vượt 40% so với trung bình khảo nghiệm và vượt PN14 56,3%, vượt 52,5% so với dòng U6, trị số pilodyn biến động trong khoảng 10,6 - 18,1 mm; khối lượng riêng của gỗ biến động trong khoảng 0,41 - 0,60 g/cm3, 5 dòng (UP26, UP23, UP47, UP22 và UP12) có khối lượng riêng của gỗ cao, hàm lượng cellulose biến động trong khoảng 41,6 % - 47,1%, 5 dòng (UP72, UP47, UP26, UP35 và UP23) có hàm lượng cellulose cao tại Ba Vì. Ba dòng (UP54, UU39, UP35) sinh trưởng nhanh tại Đông Hà có thể tích thân cây trung bình đạt 154,4 dm3/cây, vượt 32,1% so với trung bình khảo nghiệm và vượt từ 54,9% tới 127,0% so với đối chứng hạt sản xuất đại trà, khối lượng riêng của gỗ

0,41 - 0,63g/cm3, 3 dòng (UP26, UU42 và UP47) có khối lượng riêng của gỗ cao và hàm lượng cellulose 39,8 – 45,5 %, 4 dòng (UP23, UP47, UP48 và UP51) có hàm lượng cellulose cao tại Đông Hà.

4. Có 11 dòng gồm 10 dòng được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật (5 dòng UP35; UP72, UP95, UP97 UP99 ở Ba Vì; 1 dòng UP54 ở Đông Hà; 3 dòng U821, U416, U262 ở Nam Đàn; 1 dòng U892 ở Đông Hà và một dòng được công nhận giống Quốc Gia là U1088 ở Nam Đàn và

Đông Hà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 118)