Tương quan tuổi – tuổi của các tính trạng sinh trưởng trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 105)

- Đặc điểm đất đai các địa điểm nghiên cứu

5 dòng có khối lượng riêng của gỗ cao

3.5. Tương quan tuổi – tuổi của các tính trạng sinh trưởng trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô

khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô

Xác định tương quan di truyền giữa tính trạng theo tuổi của một tính trạng

được thực hiện bằng việc xác định tương quan di truyền của tính trạng đó ở các cấp tuổi khác nhau, đặc biệt giữa tuổi non và tuổi gần thành thục. Tương quan di truyền giữa tính trạng theo tuổi có một ý nghĩa quan trọng trong cải thiện giống cây rừng và từ đó có thể đề xuất độ tuổi tối ưu cho chương trình cải thiện giống cây rừng và giảm thời gian nghiên cứu (Falconer và Mackay, 1996) [47].

Bảng 3.17. Hệ số tương quan kiểu gen (Rg) và kiểu hình (Rp) của các tính trạng sinh trưởng giữa các độ tuổi khác nhau trong khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn urô

tại Ba Vì và Đông Hà Ba Vì Đông Hà Tính trạng Rg Rp Rg Rp D (2-3) 0,95±0,03 0,78±0,01 0,98±0,01 0,95±0,01 D (2-5) 0,93±0,04 0,74±0,02 0,93±0,01 0,91±0,01 D (2-6) 0,83±0,08 0,58±0,02 0,91±0,04 0,88±0,01 D (3-5) 0,98±0,01 0,95±0,01 0,99±0,01 0,97±0,01 D (3-6) 0,90±0,04 0,86±0,01 0,98±0,01 0,95±0,01 D (5-6) 0,95±0,02 0,93±0,01 0,99±0,01 0,98±0,01 H (2-3) 0,95±0,06 0,79±0,01 0,99±0,01 0,94±0,01 H (2-5) 0,92±0,04 0,75±0,01 0,99±0,01 0,91±0,01 H (2-6) 0,81±0,07 0,61±0,02 0,99±0,02 0,87±0,01 H (3-5) 0,95±0,02 0,89±0,01 0,99±0,01 0,96±0,01 H (3-6) 0,88±0,05 0,78±0,01 0,99±0,01 0,93±0,01 H (5-6) 0,94±0,03 0,89±0,01 0,99±0,01 0,96±0,01

Hệ số tương quan di truyền (Rg) và hệ số tương quan kiểu hình (Rp) của các tính trạng đường kính và chiều cao của các gia đình Bạch đàn urô tại các độ

tuổi khác nhau ở Ba Vì và Đông Hà được tổng hợp và trình bày tại bảng 3.17. Số

liệu tại bảng 3.17 cho thấy tương quan tuổi - tuổi của đường kính và chiều cao ở

các độ tuổi 2, 3, 5 và 6 từ chặt tới rất chặt. Kết quả này khẳng định các tính trạng sinh trưởng ở tuổi non (2 - 3 tuổi) có thể là những tính trạng thay thế tốt về mặt di truyền cho các nghiên cứu những tính trạng này ở tuổi 5 - 6 năm. Tăng thu di truyền theo đơn vị thời gian (gain per unit time) trong việc cải thiện giống Bạch

đàn urô sẽ cao hơn ở khi tiến hành chọn lọc ởđộ tuổi non.

Đánh giá hệ số tương quan di truyền giữa các cặp tuổi 2 - 6 và 3 - 6 hoặc 2 - 5 và 2 - 6 cho thấy hệ số tương quan di truyền ở cặp tuổi 3 - 6 cao hơn so với hệ

số tương quan ở cặp 2 - 6. Rừng trồng các loài keo và bạch đàn cung cấp gỗ giấy thường có luân kỳ từ 5 - 7 năm. Do đó, tuổi 6 là tuổi gần thành thục của rừng trồng bạch đàn cung cấp gỗ giấy. Như vậy có thể khẳng định rằng ở độ tuổi 3 chúng ta có thể tiến hành chọn lọc các gia đình sinh trưởng nhanh và sẽ đảm bảo

độ tin cậy cao. Kết quả tương tự đã được ghi nhận bởi Raymond (2002) [92]. Raymond (2002) ghi nhận việc chọn lọc sớm có thể được tiến hành cho sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ ở tuổi 3 trong các loài Bạch đàn và hệ số di truyền sẽ đạt cao nhất ở tuổi này. Trên thực tế tại tuổi 3 đường kính của bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà đã đạt tương ứng 6,5 cm và 8,9 cm (bảng 3.11). Với cấp kính này, chúng ta cũng có thể nghiên cứu thêm các tính trạng về gỗ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)