2. Ở Việt Nam
2.3. Nghiên cứu về lai giống trong các loài Bạch đàn
8. Bạch đànurô
Nghiên cứu lai giống đầu tiên về giống lai tự nhiên giữa Bạch đàn trắng (E. camaldulensis) với Bạch đàn đỏ (E. robusta) vào năm 1970 đã cho thấy bạch
đàn lai có sinh trưởng vềđường kính gấp 2,3 lần bạch đàn trắng (ở Mạo Khê và Yên Lập - Quảng Ninh) đến gấp 5,39 lần (ở Ba Hàng và Lưu Xá - Bắc Thái), về
chiều cao gấp 1,63 lần (ở Ba Hàng) đến 2,05 lần (ởĐền Hùng – Vĩnh Phúc). So với Bạch đàn đỏ, nơi có trồng xen với Bạch đàn lai và Bạch đàn trắng như ở
(Mạo Khê) về đường kính nhanh gấp 1,5 lần và chiều cao nhanh gấp 2 lần. Nghiên cứu các đặc trưng về hình thái và giải phẫu lá cho thấy Bạch đàn lai thể
hiện tính trung gian giữa Bạch đàn đỏ với Bạch đàn trắng. Khi dùng hạt để nhân giống thì đời thứ 2 đã có hiện tượng phân ly rất rõ (Lê Đình Khả, 1970) [8].
Từ năm 1991 Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành chọn lọc cây trội và ghép cho một số cây Bạch đàn urô (E. urophylla – U), Bạch đàn caman (E. camaldulensis – C) và Bạch đàn liễu (E. exserta – E). Trong các năm 1996 – 2000, đã nghiên cứu đặc điểm vật hậu, cất trữ hạt phấn và lai giống cho 3 loài nói trên. Bằng phương pháp thụ phấn có kiểm soát đã tiến hành lai giống thuận nghịch và tạo ra hơn 70 tổ hợp lai gồm các cây lai khác loài và cây lai trong loài. Các tổ hợp lai tạo ra gồm UC, CU, UE, EU, CE, EC và UU đã
được khảo nghiệm tại các nơi có điều kiện lập địa khác nhau. Khảo nghiệm các tổ hợp lai giữa các loài Bạch đàn urô, Bạch đàn trắng caman và Bạch đàn liễu
đều sinh trưởng nhanh hơn các loài bố mẹ (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2000, 2001, 2003) [72], [11] ,[74].
Nhìn chung, các tổ hợp lai UC (E. urophylla x E. camaldulensis) thường có sinh trưởng nhanh trên đất sâu ởđồng bằng sông Hồng và đất ngập
phèn theo mùa ở Kiên Giang, các tổ hợp lai UE (E. urophylla x E. exserta) và EU (E. exserta x E. urophylla ) thường sinh trưởng nhanh trên đất đồi, còn các tổ hợp lai EC (E. exserta x E. camaldulensis) và CE (E. camaldulensis x
E. exserta) thường sinh trưởng kém nhất trong các tổ hợp lai và chỉ nhanh hơn các bố mẹ đã trực tiếp tham gia lai giống (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2000, 2001, 2003) [72], [11], [74].
Ưu thế lai thay đổi theo những điều kiện lập địa khác nhau, thí dụ tại Thụy Phương các tổ hợp lai tốt nhất có sinh trưởng nhanh gấp 10 lần các cây bố mẹ kém nhất, còn ở Ba Vì tỷ lệ này là 3,5. Chứng tỏở Thụy Phương các tổ
hợp lai không chỉ sinh trưởng nhanh hơn ở Ba Vì mà ưu thế lai của chúng cũng thể hiện rõ gấp 4,6 lần ở Ba Vì. Một biểu hiện khác về sự thay đổi biểu hiện ưu thế lai là thể tích thân cây (V) sau năm thứ ba của các tổ hợp lai, thí dụ so sánh 2 tổ hợp lai E4U29 và U29E4 tại hai nơi khảo nghiệm.
Tại Thụy Phương U29E4 = 104,1 dm3/cây E4U29 = 75,0 dm3/cây Tại Ba Vì E4U29 = 37,0 dm3/cây U29E4 = 30,4 dm3/cây
Cùng hai bố mẹ tham gia lai giống nhưng lai thuận nghịch (có nghĩa là
đổi vị trí làm bố và làm mẹ cho nhau) đã tạo nên sự thay đổi rất lớn về thể
tích thân cây ở các điều kiện lập địa khác nhau. Ưu thế lai vừa chịu ảnh hưởng của nhân tố di truyền vừa chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà vai trò của nhân tố di truyền (trong trường hợp này là tế bào chất) hay vai trò của hoàn cảnh chiếm ưu thế hơn trong việc thể hiện ưu thế lai (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2000, 2001) [72], [11].
9. Bạch đànpellita
Trong khuôn khổ dự án Sida - SAREC về nghiên cứu cải thiện giống cây rừng, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cũng đã có thêm những nghiên cứu lai giống giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn pellita. Kết quả trong giai đoạn 2005 – 2006 đã tạo ra được hơn 60 tổ hợp lai UP (E. urophylla x E. pellita) và PU (E. pellita x E. urophylla) (chủ yếu là UP) và một số khảo nghiệm hậu thế giống lai đã được xây dựng tại Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị
và Bình Dương. Kết quảđánh giá ở giai đoạn 30 tháng tuổi cho thấy giống lai giữa hai loài bạch đàn này là rất có triển vọng cho trồng rừng ở miền Bắc và Bắc Trung bộ. Kết quả đánh giá cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng của các tổ hợp Bạch đàn lai trên các lập địa, chứng tỏ ảnh hưởng rất lớn của tương tác di truyền hoàn cảnh. Kết quả đã xác định được 4 tổ hợp lai có triển vọng bao gồm: U70P28, U87P22 và U87P8 cho lập địa Ba Vì; U87P22 và U70P48 cho lập địa Đông Hà. Đây là những tổ hợp lai có sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với các giống đối chứng tốt nhất tại mỗi lập địa là U6 và PN14, với độ vượt trung bình về thể tích từ 20 – 50% (Nguyễn Đức Kiên và cộng sự, 2009) [16]. Đặc biệt nhiều tổ hợp lai UP vẫn duy trì được sức sống mạnh mẽ với tán lá khỏe mạnh trong điều kiện mùa đông lạnh và khô ở
Ba Vì, điều này có thể được giải thích do khả năng chịu hạn tốt nhờ bộ rễ ăn sâu của bạch đàn pellita.
Các kết quả trên cho thấy Bạch đàn pellita là loài cây rất có triển vọng trong trồng rừng ở Việt Nam đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Giống lai giữa Bạch đàn pellita với các loài bạch đàn khác có thể có khả năng thích nghi rất tốt với các dạng lập địa khác nhau và biểu hiện ưu thế
cao và rất phù hợp cho làm gỗ xẻ. Do đó giống lai giữa Bạch đàn pellita và các loài bạch đàn khác được kỳ vọng có ưu thế lai về sinh trưởng tốt đồng thời có tính chất gỗ tốt cho các mục tiêu sử dụng gỗ khác nhau.
2.4. Chọn lọc dòng vô tính và phát triển rừng trồng dòng vô tính
Chọn lọc cây trội Bạch đàn urô (E. urophylla) phối hợp với nhân giống sinh dưỡng và khảo nghiệm dòng vô tính đã được Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh thực hiện từ năm 1995 đến nay nhằm tạo ra các dòng vô tính có năng suất cao cho sản xuất nguyên liệu giấy. Từ các cây trội được chọn Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh đã có hai đợt khảo nghiệm dòng vô tính trong các năm 1995 – 1998 và 1998 – 2003.
Khảo nghiệm lần đầu được tiến hành trong các năm 1995 – 1998 cho 16 dòng bạch đàn urô được chọn lọc tại chỗ và nhân giống bằng hom như
PN2, PN3, PN4, PN14, PN18, PN19, PN231, v.v., cũng như các dòng được chọn từ Trung Quốc như U16, GU, cây mô U6 và cây hạt lấy giống từ rừng sản xuất đại trà tại địa phương. Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính tại Sóc
Đăng và Gia Thanh cho thấy sau 39 tháng hai dòng Bạch đàn urô có năng suất và chất lượng cao nhất là PN2 và PN14 có thể tích thân cây 19,6 – 22,5 dm3/cây (tại Sóc Đăng) và 22,0 - 26,6 dm3/cây (tại Gia Thanh), trong khi các dòng được nhập từ Trung Quốc như U16 va GU chỉđạt năng suất 14,5 – 16,0 dm3/cây (tại Sóc Đăng) và 13,8 – 14,4 dm3/cây (tại Gia Thanh), còn giống sản xuất mọc từ hạt đại trà Bạch đàn urô là 11,5 – 15,5 dm3/cây (Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh, 1998) [30]. Hai dòng bạch đàn PN2 và PN14 đã
được Bộ NN và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật tại quyết định số
3645KHCN - NNNT ngày 28/12/1998. Sau này dòng PN2 bị cháy lá nên không được phát triển.
Khảo nghiệm lần thứ hai được tiến hành trong các năm 1998 – 2003 gồm 36 dòng Bạch đàn urô chọn tại vùng Trung tâm miền Bắc lẫn các giống GU1, GU8, U6, W4 và W5 cùng giống đối chứng là cây hạt của Bạch đàn urô lấy từ sản xuất. Kết quả khảo nghiệm tại một số xã của huyện Tam Nông và Đoan Hùng cho thấy sau 4,5 năm 3 dòng Bạch đàn urô PN10, PN46 và PN47 là các dòng có thể
tích thân cây tương ứng là 101, 127 và 103,6 dm3/cây với năng suất tương ứng là 23, 38 và 30 m3/ha/năm, đối chứng cây hạt Bạch đàn urô chỉ có thể tích thân cây 41,4 – 43,8 dm3/cây và năng suất chỉđạt 8 - 10 m3/ha/năm (Nguyễn Sỹ Huống và cộng sự, 2003) [7]. Các dòng PN10, PN46 và PN47 đã được Bộ NN và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật tại quyết định số 2722/KHCC - NNNT ngày 7 tháng 9 năm 2004 để phát triển ở vùng Trung tâm miền Bắc.
Từ kết quả khảo nghiệm giống lai đã chọn được hơn 30 cây lai tốt nhất thuộc 8 tổ hợp lai khác nhau được Bộ NN và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Sau khi nhân giống sinh dưỡng và khảo nghiệm dòng vô tính tại một số vùng sinh thái đã thấy một số dòng vô tính rất có triển vọng. Những dòng này không những tiếp tục sinh trưởng nhanh hơn các loài bố mẹ mà còn nhanh hơn các dòng Bạch đàn urô được chọn lọc PN2 và PN14 cũng như các dòng U6 và GU8 được nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Những dòng sinh trưởng nhanh nhất là những dòng thuộc tổ hợp lai U29E1, U29E2, U15E4, C2U17 và U29C3 được khảo nghiệm tại Tam Thanh. Khảo nghiệm giống lai tại một số nơi khác cũng thu được kết quả tương tự (Nguyễn Việt Cường, 2003) [2]. Điều đó chứng tỏ lai nhân tạo có ý nghĩa to lớn trong cải thiện giống bạch đàn.
Quyết định số 4356/KHCN – NNNT ngày 12/10/2000 Bộ NN & PTNT
U29U24, U29U26, U15C4, U30E5 là giống tiến bộ kỹ thuật để tiếp tục khảo nghiệm dòng vô tính và phát triển giống vào sản xuất. Khảo nghiệm bước đầu
đã cho thấy nhiều dòng trong số các tổ hợp này có sinh trưởng vượt trội so với một số dòng đã được công nhận giống trước đây.