Bạch đàn pellita

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 34)

2. Ở Việt Nam

2.1.2. Bạch đàn pellita

4. Biến dị xuất xứ:

Bạch đàn pellita được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 1990 thông qua các khảo nghiệm xuất xứ ở Ba Vì - Hà Nội, Đông Hà - Quảng Trị

và Bầu Bàng - Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các xuất xứ có triển vọng của loài này cho trồng rừng ở nước ta là Kuranda, Helenvale, Bloomfield và Kiriwo cho vùng Nam Bộ và duyên hải miền Trung (Lê Đình Khả, 2003) [12].

Giai đoạn 2000 - 2002, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã nhập hơn 100 gia đình cây trội Bạch đàn pellita thuộc 7 xuất xứ tự nhiên ở Papua New Guinea và Indonesia, và 3 vườn giống thế hệ 1 từ miền bắc Australia. Từ

nguồn hạt nhập khẩu này kết hợp với hạt giống các cây trội thu hái trong rừng trồng tại Bầu Bàng, đã xây dựng hai khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống tại Bầu Bàng - Bình Dương và Pleiku - Gia Lai vào năm 2002. Kết quả đánh giá sau 3 năm trồng tại Bầu Bàng cho thấy nhóm có triển vọng nhất gồm các xuất xứ lấy từ vườn giống Cardwell (Qld) và vườn giống Melvile (NT) (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2006) [25]. Hai lô hạt lấy từ các xuất xứ - vườn giống có thể tích thân cây tương ứng là 56,5 và 53,0 dm3/cây. Kết quảđánh giá sau 3 năm trồng tại Plâyku – Gia Lai, nơi có độ cao 800 m so với mực nước biển, cho thấy xuất xứ có triển vọng nhất lại là Antherton ở Queensland (nơi có

độ cao 750 m so với mực nước biển). Sau 34 tháng xuất xứ này có thể tích thân cây 19,7 dm3/cây, tiếp đó là xuất xứ Bupul Muting của Indonesia và vườn giống

Melville (NT) mà giống gốc là từ Papua New Guinea (PNG) và Irian Jaya của Indonesia (gần PNG). Cây trội của Bầu Bàng thuộc nhóm có sinh trưởng trung bình (15,3 dm3/cây). Nhóm có sinh trưởng chậm nhất ở Plâyku là Kiriwo (PNG) và Serisa (PNG) có thể tích thân cây 11,5 – 12,7 dm3/cây. Tuy nhiên các nhóm này đều có sinh trưởng nhanh hơn lô hạt đối chứng lấy từ giống đại trà tại Bầu Bàng (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2006) [25].

Nhìn chung tại Bầu Bàng (vĩ độ 11o02', kinh độ 106o39', độ cao 40 m so với mực nước biển) bạch đàn pellita có sinh trưởng nhanh gấp đôi tại Playku – Gia Lai (vĩ độ 13o55', kinh độ 108o00', độ cao 800 m so với mực nước biển) (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2006) [25]. Chứng tỏ bạch đàn pellita là loài rất phù hợp với khu vưc Đông Hà - Quảng Trị và khu vực Bầu Bàng -

Đông Nai.

2.2. Khả năng di truyền

2.2.1. H s di truyn

5. Bạch đànurô:

Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp đã được tính toán cho các tính trạng

đường kính, chiều cao, thể tích, khối lượng riêng của gỗ, độ dày vỏ, độ thẳng thân và độ nhỏ cành trên hai lập địa tại Ba Vì, Vạn Xuân và chung cho cả hai lập địa. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các tính trạng sinh trưởng, độ dày vỏ

có hệ số di truyền đạt mức trung bình đến khá (h2=0,22 - 0,38). Các tính trạng chất lượng thân cây như độ thẳng thân, độ nhỏ cành có hệ số di truyền tương đối thấp (0,13 - 0,18), trong khi khối lượng riêng của gỗ có hệ số di truyền cao (0,52 - 0,57) (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) [26]. Hệ số di truyền cao của khối lượng riêng của gỗ cho thấy việc chọn lọc theo kiểu hình

6. Bạch đànpellita:

Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp đã được tính toán cho các tính trạng

đường kính, chiều cao, thể tích và pilodyn trên hai lập địa tại Bầu Bàng –

Đông Nai và Plâyku – Gia Lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng ở mức trung bình (0,17 – 0,30) trong khi đó hệ

số di truyền của trị số pilodyn là từ 0,38 – 0,42 (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) [26]. Không có sự sai khác lớn về hệ số di truyền giữa hai địa điểm Bầu Bàng – Đồng Nai và Plâyku – Gia Lai chứng tỏ mức độ phân hóa giữa các gia

đình là như nhau ở cả hai địa điểm, do đó có thể chọn lọc được những cá thể có sinh trưởng tốt cho từng lập địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)