Hệ số tương quan giữa sinh trưởng với khối lượng riêng của gỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 36)

2. Ở Việt Nam

2.2.2. Hệ số tương quan giữa sinh trưởng với khối lượng riêng của gỗ

Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn giống cây rừng. Các chương trình chọn giống trên thế giới phần lớn đều lấy sinh trưởng làm chỉ

tiêu chính trong chọn giống. Còn khối lượng riêng của gỗ được chú ý trong những năm gần đây, khối lượng riêng của gỗ không chỉ liên quan đến khả

năng chịu lực và độ bền của gỗ mà còn có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu suất bột giấy của các loài cây nguyên liệu giấy.

Xác định khối lượng riêng của gỗ của Bạch đàn urô tại cả hai khảo nghiệm hậu thế cho thấy mặc dù khảo nghiệm hậu thế Vạn Xuân trồng trước vườn giống Ba Vì một năm, song khối lượng riêng của gỗ ở cả hai vườn giống về cơ bản là như nhau (khối lượng riêng của gỗ trung bình của KNHT Vạn Xuân là 517 kg/m3 thì trung bình của KNHT Ba Vì là 514 kg/m3). Song biến dị về khối lượng riêng giữa các cây trong từng vườn giống lại rất lớn (từ

Hệ số tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ cho thấy:

Tại Vạn Xuân:

-Tương quan giữa đường kính (D1,3) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,15 -Tương quan giữa chiều cao (H) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,19 Tại Ba Vì :

-Tương quan giữa đường kính (D1,3) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,28 -Tương quan giữa chiều cao (H) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,11

Điều đó chứng tỏ trong rừng trồng thuần loài và đồng tuổi thì khối lượng riêng chỉ có tương quan rất thấp với sinh trưởng của cây. Kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy do sống trong các lập địa khác nhau mà thể tích thân cây và trị số khối lượng riêng của gỗ của cùng một gia đình ở các khảo nghiệm hậu thế có thể không như nhau, song trật tự các cây được xếp hạng theo khối lượng riêng của gỗ lại rất giống nhau. Điều đó chứng tỏ khối lượng riêng của gỗ

là một chỉ tiêu có hệ số di truyền khá cao (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) [26].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)