Tương tác kiểu gen hoàn cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 37)

2. Ở Việt Nam

2.2.3. Tương tác kiểu gen hoàn cảnh

- Bạch đàn urô:

Kết quảđánh giá tương tác giữa xuất xứ và lập địa, giữa gia đình và lập địa của bạch đàn urô cho thấy sự tương tác về các chỉ tiêu sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ không có ý nghĩa giữa hai lập địa (Ba Vì – Hà Nội và Vạn Xuân – Phú Thọ). Kết quả này được minh chứng bằng thứ tự xếp hạng về sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ của các gia đình giữa hai lập địa là tương đối giống nhau cho dù có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng giữa hai lập địa. Do

vậy việc đánh giá và chọn lọc có thể chỉ cần tiến hành trên một quần thể mà vẫn đảm bảo tăng thu di truyền thỏa đáng khi đưa ra ứng dụng ở những nơi có

điều kiện lập địa tương đồng như tại Ba Vì và Vạn Xuân (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) [26].

7. Bạch đànpellita:

Mối tương quan giữa hai lập địa (Bầu Bàng – Bình Dương và Plâyku – Gia Lai) về thể tích thân cây và pilodyn đã được đánh giá trong giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả phân tích tương tác di truyền hoàn cảnh cho các chỉ tiêu sinh trưởng và pilodyn cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng chịu ảnh hưởng mạnh của tương tác này trong khi trị số pilodyn ít bịảnh hưởng hơn. Vì vậy cần tiến hành các hoạt động chọn giống riêng biệt cho cho hai vùng Đông Nam Bộ và Gia Lai để thu được tăng thu di truyền tối đa về sinh trưởng, trong khi khối lượng riêng của gỗ có thể chỉ cần đánh giá trên một lập địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam [full] (Trang 37)