Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo,bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 76)

- Kiểm soát và đánh giá chất lượng

3.3.3.Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo,bồi dưỡng công chức

nghiệp vụ hoặc chưa đáp ứng theo yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh công chức.

Các cơ quan chức năng của thành phố phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng, tổ chức kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời làm tốt việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức chung của toàn thành phố. UBND thành phố sớm nghiên cứu và xây dựng nội dung, kế họch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức khoa học, công nghệ, văn hoá, quản lý đô thị, tư pháp, chuyên gia đàu ngành, cán bộ quản lý kinh doanh ở các thành phần kinh tế, các nghệ nhân và công nhân lành nghề.

Ban Thường vụ các quận, huyện uỷ và các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố chỉ đạo các phòng, ban chức năng làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đúng đối tượng, nội dung chương trình và thời gian quy định; thường xuyên quan tâm, giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch, tổ chức mở lớp.

3.3.3. Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức chức

- Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức ngoài các chương trình đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân (như đào tạo trung cấp, đại học, sau đại học v v); tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài thuộc những ngành, lĩnh vực trọng điểm của Thành phố là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm đổi mới đất nước của Đảng; bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội; đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ cán bộ, công chức cũng như yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của từng cán công chức ở Thủ đô.

Xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo ngạch và theo chức vụ đang đảm nhận, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, kiến thức và kỹ năng.

- Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, từng chức danh; bổ sung và cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quy định của các chức danh mà công chức đảm nhận.

Đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính. Hình thành 3 loại chương trình: chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch; chương trình đào tạo theo chức danh và chương trình bồi dưỡng cập nhật theo nhu cầu chuyên sâu.

Đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Đổi mới theo hướng trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cho công chức cấp xã; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước dành cho công chức cấp xã; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho chủ tịch HĐND và UBND cấp xã; cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố.

Ban Tuyên giáo Thành uỷ chủ trì và phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, các cơ quan chức năng, các quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố tiếp tục xây dựng, đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình bồi dưỡng trong phạm vi thẩm quyền của Thành phố theo hướng chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với từng chức danh công chức, gắn học tập lý luận với kỹ năng thực hành; bổ sung, hoàn chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước cho các đối tượng cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

UBND Thành phố xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng là: cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá, quản lý đô thị, tư pháp, chuyên gia đầu ngành; cỏn bộ quản lý kinh doanh ở cỏc thành phần kinh tế; cỏc nghệ nhõn và cụng nhõn lành nghề.

- Từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phương thức, hỡnh thức đào tạo, bồi dưỡng, công chức.

Phối hợp linh hoạt các phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức. Tiếp tục duy trỡ phương thức học tập tại chức đối với công chức lớn tuổi (theo qui định). Đối với công chức trẻ, trong diện quy hoạch nguồn cán bộ chủ chốt, có triển vọng phải đưa đi đào tạo chính quy, tập trung. Cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước những chuyên gia đầu ngành hoặc những lĩnh vực mà thành phố và trong nước chưa đáp ứng được. Trên cơ sở phân cấp cán bộ chọn, cử công chức đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc cấp Trung ương, bộ, ngành, địa phương hoặc nước ngoài.

- Các trường và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, phải chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đề cao vai trũ chủ động và tính sáng tạo của học viên. Chú ý bồi dưỡng phương pháp tư duy, phương pháp công tác; bám sát thực tiễn, hướng

vào thực hành kỹ năng giải quyết tỡnh huống cụ thể xuất phỏt từ thực tế. Hỡnh thức tham

quan, nghiờn cứu thực tế phải gắn với nội dung học tập thiết thực.

Các quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, phải tận dụng tiềm lực và khả năng sẵn có, thực hiện phương thức bồi dưỡng tại chỗ cho công chức thụng qua cỏc hỡnh

thức phong phỳ như: hướng dẫn kỹ năng, truyền đạt kinh nghiệm, giao việc thử thách, luân

chuyển, điều động...

- Các địa phương, đơn vị trực thuộc Thành phố phải thường xuyên có kế hoạch đào

tạo lại và cập nhật kiến thức, kỹ năng cho công chức, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý để khắc phục nguy cơ tụt hậu về tri thức và kỹ thuật, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. - Thành phố và các quận, huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể phải có cơ chế khuyến khích công chức chủ động, tự giác học tập, bồi dưỡng theo tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xó hội học tập, chuyển quỏ trỡnh đào tạo, bồi dưỡng thành quỏ trỡnh tự đào tạo, bồi dưỡng nhằm nõng cao trỡnh độ, năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 76)