- Kiểm soát và đánh giá chất lượng
2.2.2.2. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác ĐTBDCC của thành phố không khỏi có những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục để đáp ứng yêu cầu của công tác công chức trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại". Cụ thể là:
Có lúc, có nơi, sự gắn kết giữa công tác ĐTBD với việc qui hoạch, bố trí, sử dụng công chức thiếu chặt chẽ; cử đối tượng đi ĐTBD chưa chuẩn xác.
- Một số đơn vị, cấp uỷ Đảng chưa xuất phát từ qui hoạch để cử công chức đi ĐTBD; chưa căn cứ vào kết quả ĐTBD và đánh giá năng lực để bố trí, sử dụng công chức. Khi thực hiện kế hoạch chiêu sinh, một số đơn vị vẫn cũn tỡnh trạng cử cỏn bộ đi ĐTBD chưa đúng đối tượng, tiêu chuẩn, bằng cấp và chức danh công chức.
- Trong quỏ trỡnh triển khai thực kế hoạch ĐTBDCC ở các cấp, một số lớp mở ra cũn cú sự trựng lắp đối tượng gây lóng phớ thời gian và kinh phớ, đồng thời tạo nên tâm lý nhàm chỏn, thiếu hứng thỳ học tập cho học viờn.
- Đào tạo, bồi dưỡng có xu hướng chạy theo số lượng, tràn lan, chưa chú trọng tới đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, từng loại đối tượng, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Trong xây dựng kế hoạch ĐTBDCC vẫn cũn tỡnh trạng kế hoạch xõy dựng chưa đánh giá đúng nhu cầu, chưa sát yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và thực trạng năng lực, trỡnh độ của đội ngũ công chức; chưa quan tâm ĐTBD công chức có trỡnh độ, năng lực cao trong những lĩnh vực trọng điểm của Thành phố.
Chưa xây dựng được hệ thống chương trỡnh ĐTBDCC toàn diện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức.
Hiện tại, hệ thống chương trỡnh ĐTBDCC chưa toàn diện, chưa phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc công chức, cũn lạc hậu so với sự phỏt triển kinh tế - xó hội và nhu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng của học viên.
Chương trỡnh bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Thành uỷ hướng dẫn hàng năm ban hành chậm và cũng chậm được chỉnh lý, bổ sung cho phự hợp với đối tượng và yêu cầu của thực tiễn, gây lúng túng cho công tác xây dựng kế hoạch và làm giảm nhiệt tỡnh, hứng thỳ học tập của cụng chức.
- Nhiều nội dung bồi dưỡng cập nhật ngắn ngày giao cho quận, huyện thực hiện thuộc khối chính quyền chưa được xây dựng một cách chủ động, có bài bản, khiến cho các cơ sở ĐTBD có nhiều lúng túng và không nhất quán trong triển khai thực hiện kế hoạch. Đặc biệt, phần bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và xử lý tỡnh huống thực tiễn cũng chưa được quan tâm đúng mức.
- Cũn thiếu hụt những nội dung cập nhật thụng tin, kiến thức về phỏp luật, tỡnh hỡnh chớnh trị, kinh tế, xó hội trong nước và quốc tế.
Phương thức, hỡnh thức ĐTBD cũng như công tác quản lý ĐTBD và thực trạng đội ngũ, giảng viên, báo cáo viên chưa theo kịp quá trỡnh đổi mới.
- Phương thức đào tạo, chủ yếu vẫn nghiêng về đào tạo không tập trung, tại chức, hiệu quả thấp. Phương thức học tập trung tuy mang lại hiệu quả học tập cao nhưng ít thực hiện được. Nhiều công chức có tâm lý ngại đi học tập trung vỡ tõm lý lo ngại khụng được bố trí, sử dụng, mất vị trí công tác sau khi kết thúc khoá học.
- Chưa khai thác triệt để được thế mạnh của từng loại hỡnh ĐTBD. Hỡnh thức đối thoại trực tiếp, toạ đàm, trao đổi ít được áp dụng. Hỡnh thức nghiờn cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế thường nghiêng về tham quan, ít mang lại hiệu quả thiết thực trong việc gắn lý luận với thực tiễn. Hỡnh thức ĐTBD tại chỗ có lợi thế đáp ứng ngay nhu cầu của thực tiễn, ít tốn kém, tận dụng được nguồn tiềm năng sẵn có từ phía các công chức quản lý, những lao động giỏi tại cơ sở ít được khuyến khích. Hỡnh thức đào tạo lại cũng chưa được quan tâm đúng mức, tạo nên tỡnh trạng thiếu hụt về tri thức, đặc biệt là tri thức về kinh tế thị trường, về tiến bộ khoa học công nghệ đối với công chức.
- Một số giảng viờn, bỏo cỏo viờn cũn hạn chế về phương pháp, kỹ năng chuyên môn, kiến thức thực tiễn, tri thức khoa học mới nên chất lượng giảng dạy thấp.
- Cụng tỏc tổ chức, quản lý lớp học và học viờn ở cỏc cơ sở ĐTBD chưa thật nghiêm túc, cũn hiện tượng nể nang, nương nhẹ trong thực hiện quy chế học viên. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập chậm được đổi mới, chưa phản ánh đúng chất lượng học tập. Do đó, tỡnh trạng vi phạm quy chế học tập cũn khỏ phổ biến.
- Một số đoàn thể khi mở lớp chỉ chú trọng tới số lượng học viên, ít quan tâm tới mục đích, chất lượng học tập, chưa bám sát tỡnh hỡnh thực tế, gây nhiều khó khăn cho các quận, huyện trong bố trí, sắp xếpọcong chức đi bồi dưỡng, tập huấn.
Cơ chế tài chính phục vụ công tác ĐTBDCC cũn những bất cập; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị phục vụ dạy và học cũn thiếu đồng bộ.
- Định mức sử dụng kinh phớ mang nặng tớnh bỡnh quõn trờn một học viờn, mà khụng chỳ trọng tới tớnh chất phức tạp của từng đối tượng, nội dung, hỡnh thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau đũi hỏi chi phớ khỏc nhau.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí ĐTBDCC chưa có sự nhất quán. Thông thường, việc tổ chức mở lớp phải áp dụng cùng một lúc nhiều định mức kinh phí. Bản thân từng loại định mức
kinh phí khi áp dụng cho các loại lớp cũng có nhiều bất cập, dẫn tới tỡnh trạng lớp thỡ thừa kinh phớ, lớp lại thiếu kinh phớ. Đặc biệt, các lớp ĐTBDCC mà thành phố hợp đồng với cơ sở đào tạo của Trung ương không áp dụng được định mức kinh phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, thường phải bổ sung thêm kinh phí mới đảm bảo chi phí thực tế.
- Cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho người học cũng chưa khuyến khích được công chức, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trỡnh độ, năng lực; người học nhiều trường lớp, chất lượng tốt cũng được hỗ trợ cấp kinh phí như người học ít, chất lượng thấp.
- Việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho các cơ sở làm nhiệm vụ ĐTBD cũn những hạn chế. Thiết kế phũng học chưa đạt tiêu chuẩn. Đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học chưa đồng bộ, thiếu các phương tiện hiện đại để thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Vỡ vậy kết quả ĐTBDCC bị hạn chế.
- Hiện nay, có 4/14 TTBDCT phải thường xuyên đi thuê hội trường, phũng học để thực hiện mở lớp. Tỡnh trạng này gõy khú khăn cho việc triển khai thực hiện kế hoạch của địa phương, dẫn tới tỡnh trạng bị động trong việc mở lớp, triệu tập học viên, bố trớ giảng viờn và lỳng tỳng trong quản lý học viờn. Hơn nữa, hàng năm thành phố phải chi một khoản ngân sách lớn (từ 85-90 triệu/năm cho một quận huyện) để phục vụ thuê hội trường mở lớp.
Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá thi đua, thực hiện chế độ báo cáo cũn nhiều yếu kộm
- Không ít quận, huyện và các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và hàng năm cho Ban Tổ chức Thành uỷ và Sở Nội vụ. Nhiều cấp uỷ khoán trắng việc thực hiện chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch cho các TTBDCT. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý và cụng tỏc lập kế hoạch ĐTBDCC hàng năm của các cơ quan cấp trên.
- Công tác tổng kết, đánh giá thi đua định kỳ và hàng năm chưa thường xuyên, toàn diện và đều khắp, mới chỉ dừng đánh giá công tác huấn học và báo cáo viên ở các TTBDCT. Việc đánh giá đó lại chưa sát thực, cũn mang tớnh hỡnh thức và phiến diện, chưa trở thành động lực khích lệ, động viên tinh thần của đội ngũ cán bộ, giảng viên, báo cáo viên cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.