Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 10/01/2003 của UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 72)

- Kiểm soát và đánh giá chất lượng

3.1.3. Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 10/01/2003 của UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng

duyệt quy hoạch phát triển giáo dục- đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã xây dựng mục tiêu phát triển tổng quát như sau: “ Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm về đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo có uy tín ở khu vực và có dân trí cao; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và khoa học công nghệ của Thủ đô văn minh hiện đại, nhu cầu giáo dục của các tầng lớp dân cư và chuẩn bị cho thế hệ trẻ Thủ đô bước vào giai đoạn mới của công cuộc phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hình thành phát triển nhân cách con người Thủ đô văn minh, thanh lịch, năng động, sáng tạo, tài hoa xứng đáng với truyền thống 1000 năm Thăng Long- Hà Nội”.

Chỉ thị số 35- CT/TU ngày 04/8/2005 của Thành uỷ Hà Nội về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô đã nhấn mạnh mục tiêu: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Đồng thời ngành Văn hoá Thông tin, Y tế và các ngành khác của Thành phố cũng xây dựng chiến lược phát triển của ngành, trong đó cũng đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Mục tiêu phấn đấu của Thành phố là thực hiện được 100% các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức ở trong nước và nước ngoài. Đồng thời chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức toàn diện trên các mặt, gắn chặt giữa các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức và thực hiện thống nhất Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thành phố, Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức từ ngân sách nhà nước.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, Thành uỷ, UBND Thành phố cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, cơ sở đào tạo

của Thành phố rà soát, xác định rõ, đúng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng (cả về đối tượng và

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)