Thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 59)

- Kiểm soát và đánh giá chất lượng

2.3.1. Thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước

Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước giai đoạn 2001-2005, thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện: hướng dẫn các sở, ban, ngành, quận, huyện lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nội dung quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch:

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các sở, ban, ngành, quận, huyện, cơ sở đào tạo của thành phố, trong 05 năm qua thành phố Hà Nội đã đào tạo, bồi dưỡng công chức đạt kết quả (hoàn thành khoá học) như sau:

* Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước: + Về lý luận chính trị:

- Đào tạo Cao cấp lý luận chính trị: 488 người. - Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị: 2.061 người. - Bồi dưỡng (gồm cả sơ cấp): 21.410 lượt người. + Quản lý nhà nước:

- Bồi dưỡng chuyên viên cao cấp: 23 người. - Bồi dưỡng chuyên viên chính: 402 người. - Bồi dưỡng chuyên viên: 2.706 người.

- Bồi dưỡng cán sự: 504 người.

- Đào tạo đại học, trên đại học: 315 người. - Đào tạo trung cấp: 905 người.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 17.449 lượt người.. + Chuyên môn, nghiệp vụ (bao gồm cả pháp luật):

- Sau đại học (cả chuyên khoa I, II ngành Y tế): 1.138 người. - Đại học: 5.088 người (chủ yếu là viên chức giáo dục). - Trung cấp: 851 ngời.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 194.981 lượt người.

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh): 2.988 lượt người. + Đào tạo, bồi dưỡng tin học: 4.848 lượt người

* Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các sở, ban, ngành, quận, huyện trong 5 năm qua đã cử đi đào tạo ở nớc ngoài được: 1.554 lượt cán bộ, công chức, trong đó đi đào tạo trên 1 năm là 50 người, còn chủ yếu là đi học tập, tham quan khảo sát ngắn ngày.

* Thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định số 74/2004/ QĐ-TTg của Thủ t- ướng Chính phủ:

- Chỉ tiêu 100% công chức hành chính các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn ngạch về quản lý nhà nước, lý luận chính trị: tổng số nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là 3.457 người, trong 5 năm đào tạo, bồi dưỡng đư- ợc 2.910 người đạt 84,2%.

- Chỉ tiêu về đào tạo đại học cho công chức đã xếp ngạch chuyên viên phải có trình độ đại học: nhu cầu cần đào tạo là 104 người, trong 5 năm qua đã có 93 người được đào tạo đại học đạt tỷ lệ 89,4%.

- Chỉ tiêu 100% cán bộ chủ chốt lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện trở lên có trình độ đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị: nhu cầu cần đào tạo là 245 người, chủ yếu là cao cấp lý luận chính trị, trong 5 năm qua đã đào tạo được 207 người đạt 84,5%, số còn lại đang được đào tạo, phấn đấu 100% đủ tiêu chuẩn.

Chỉ tiêu mỗi năm có ít nhất 10% viên chức sự nghiệp được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: tổng số viên chức sự nghiệp của thành phố Hà Nội trên 40.000 người,

trong 5 năm qua các ngành, các cấp của thành phố Hà Nội đã rất quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho viên chức sự nghiệp đạt 138.303 lượt người bằng 3,5 lần tổng số viên chức và đạt 424,9% kế hoạch 5 năm (2001-2005), đặc biệt trong ngành giáo dục phần lớn cán bộ, viên chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn và kỹ năng, bình quân trong 5 năm một viên chức được bồi dưỡng 3 lần.

Chỉ tiêu hàng năm có 20% cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ: cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội được quan tâm đào tạo bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, trong 5 năm qua có trên 8.105 cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng (chủ yếu bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị) đạt 129%.

Các chỉ tiêu khác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, tr- ưởng thôn, tổ trưởng dân phố đều đạt và vượt chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ đề ra; đặc biệt là 100% trưởng thôn và tổ truởng dân phố đều được bồi dưỡng hàng năm.

Qua kết quả mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg, cho thấy số lượng lớp được mở và số lượng học viên rất lớn, các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC đều đạt và vượt.

* Những khuyết điểm, yếu kém trong thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg: - Việc phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý đào tạo bồi dưỡng công chức trong hệ thống chính trị và trong các cấp chính quyền của thành phố, đặc biệt ở quận, huyện làm chưa tốt nên công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa sát hợp với yêu cầu thực tế.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức của Thành phố chưa có quy hoạch thống nhất, đồng bộ, quy mô năng lực bị phân tán do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng của thành phố khó chỉ đạo tập trung, thống nhất.

- Đội ngũ giảng viên: một bộ phận chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy còn nặng về lý thuyết, vấn đề cập nhật thông tin, kỹ năng giảng dạy thực hành yếu.

- Việc phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý, đào tạo bồi dưỡng công chức

của thành phố Hà Nội còn có bất cập, khó khăn, cụ thể như: chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý cán bộ, Đảng viên của Đảng và quản lý công chức của chính quyền

trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức, còn tình trạng mở nhiều lớp, học viên đông nhưng đối tượng là công chức cần được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị còn thiếu, cá biệt truờng hợp công chức một lúc đi học quá nhiều lớp. Tình trạng trên diễn ra ở hầu hết các cấp, ngành của thành phố làm ảnh hưởng, khó khăn cho công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng công chức, giảm hiệu quả.

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng còn tràn lan chưa tập trung vào các đối tượng cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa có sự thống nhất, mang nặng tính bình quân, các lớp đào tạo, bồi dưỡng áp dụng cả hai định mức sử dụng kinh phí theo Thông tư số 105/2001/BTC và các quy định trước đây của UBND thành phố dẫn tới tình trạng có lớp thiếu, lớp thừa kinh phí;kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức từ ngân sách nhà nước bị phân tán thành nhiều nguồn khác nhau như: Chi thường xuyên, chương trình mục tiêu, điều hành tập trung, chi đoàn ra.... ; chưa xác định rõ ràng được giữa lớp đào tạo, bồi dưỡng và các cuộc họp, hội nghị, tập huấn... nhưng đều đưa thành các lớp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng được hưởng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách nhà nước chưa được quy định rõ ràng; đối với hầu hết các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức mà thành phố hợp đồng với các sơ sở đào tạo của Trung ương không áp dụng được định mức sử dụng kinh phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính mà phải bổ sung thêm kinh phí mới đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)