- Kiểm soát và đánh giá chất lượng
2.2. Tình hình chung về công tác đào tạo,bồi dưỡng công chức từ 1995 đến nay
Vào những năm đầu của thập kỷ 90, thế kỷ XX, sau sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHXN ở Đông Âu, một bộ phận cán bộ, đảng viên có tâm trạng hoang mang, dao động về lập trường tư tưởng; xuất hiện một số biểu hiện giảm sút niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoài nghi lý tưởng của Đảng và Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Không ít cán bộ, đảng viên ngại học tập, nhất là học tập lý luận. Nhằm khắc phục tỡnh hỡnh trờn và tạo đà phát triển cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của thành phố, ngày 01/12/1994 Ban Thường vụ Thành uỷ (BTVTU) đó ra Nghị quyết số 01-
NQ/TU, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 1995 – 2000 (sau đây
Ngay từ những năm đầu thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU (NQ-01), công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đó cú sự chuyển biến tớch cực, đó đào tạo, bồi dưỡng được một số lượng lớn cán bộ, công chức với nhiều nội dung, chương trỡnh khỏc nhau. Đặc biệt, số công chức được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị tăng nhanh, góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin và lập trường tư tưởng cho công chức, đảng viên trước những biến động sâu sắc của tỡnh hỡnh trong nước và quốc tế. Điều đó đó khẳng định vai trũ, hiệu quả thiết thực của Nghị quyết đối với thực tiễn. Nghị quyết vẫn tiếp tục được quán triệt và triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo. Sau 10 năm (1995-2004) thực hiện NQ-01, công tác đào tạo, bồi dưỡng đó đạt những kết quả đáng kể, từng bước đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, của công tác cán bộ, công chức trong thời kỳ mới, song không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém nhất định.
Hiện tại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng nõng cao trỡnh độ lý luận, kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của công chức Thành phố có xu thế ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng; nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt tiêu chuẩn trỡnh độ của chức danh và ngạch bậc của đội ngũ công chức, đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh và nâng cao đó và đang là một đũi hỏi bức thiết; cụng tỏc quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, chế độ chính sách và qui mô, tổ chức của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cụng chức tỏ ra cũn nhiều bất cập, chưa tương thích với những nhu cầu, đũi hỏi trờn. Vỡ vậy, việc tổng kết, đánh giá đúng thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cụng chức và tỡm ra những giải phỏp đúng đắn nhằm đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thủ đô Hà Nội lên ngang tầm nhiệm vụ mới đang thực sự là một yêu cầu quan trọng, cấp bách đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở.