Nhữngkết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 47)

- Kiểm soát và đánh giá chất lượng

2.2.2.1. Nhữngkết quả đã đạt được

Qua 10 năm thực hiện NQ-01, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của thành phố có những tiến bộ đáng kể và thu được nhiều kết quả trên các mặt sau:

- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch:

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của NQ-01, các đơn vị từ thành phố đến cơ sở đều thực hiện việc qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện trên cở sở thực hiện công tác quy hoạch công chức và có chú trọng đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ. Đối tượng được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: cán bộ, công chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; quản lý kinh tế; quản lý các đơn vị sự nghiệp; công chức tham mưu ở cấp Thành phố, quận, huyện… Trọng tâm của công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn từ 1995–2005 là hướng vào đội ngũ công chức nguồn, dự bị, kế cận và cụng chức lónh đạo, quản lý chủ chốt của các quận, huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng từng bước đi vào nề nếp. Hàng năm, Thành phố thống nhất chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả hệ thống chính trị. Song song với kế hoạch cử công chức đi học về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh tế, pháp luật… tại các trường lớp của Trung ương, Thành phố cũn lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức tại các trường, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn thành phố. Đó cú sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất chỉ đạo giữa các ban, ngành chức năng thành phố trong việc: hướng dẫn các đơn vị rà soát đối tượng, xây dựng qui hoạch, lập kế hoạch, dự toỏn ngõn sỏch, thực hiện qui trỡnh mở lớp, thanh quyết toỏn tài chớnh; theo dừi, giỏm sỏt việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị để kịp thời chỉ đạo và có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Để đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đó cú sự phõn cụng rừ chức năng, nhiệm vụ cho từng đơn vị (từ cơ sở đến thành phố) trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Xuất phát từ yêu cầu, nội dung của các chương trỡnh, đề án, nghị quyết... của Trung ương, Thành phố và nội dung, chương trỡnh mà các cấp có thẩm quyền qui định, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể,

chủ động, tích cực khảo sát nhu cầu thực tiễn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức thường xuyên và định kỳ cho đơn vị mỡnh.

Về cơ bản, công tác xây dựng qui hoạch và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của thành phố đó cú nhiều chuyển biến tớch cực, ngày càng bỏm sỏt yờu cầu của hoạt động thực tiễn. Nhỡn chung, số đông cán bộ chủ chốt, cụng chức lónh đạo của các quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố đều được ĐTBD một cách cơ bản, có hệ thống.

- Kết quả mở lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức (có phụ lục kèm theo):

Theo báo cáo chưa đầy đủ của cỏc sở, ban, ngành (cũn nhiều lớp đào tạo chuyên môn theo hệ thống giáo dục quốc dân, như: trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chưa

được tổng hợp báo cáo) từ năm 1995 đến 6/2004, thành phố đó mở được 5.937 lớp, với

tổng 772.126 lượt học viên. Trong đó, các lớp bồi dưỡng đó được mở: tại Trường Đào tạo

cán bộ Lê Hồng Phong là 461 lớp với 43.493 lượt học viên; tại các TTBDCT là 4.144 lớp với 611.110 lượt học viên.

- Về nội dung, chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng công chức:

Trong những năm gần đây, nội dung, chương trỡnh từng bước được đổi mới theo hướng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sát với thực tế và yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh. Một số nội dung, chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng mới được xây dựng và đưa vào giảng dạy như: đào tạo tuyên giáo nguồn; đào tạo công chức nguồn, đào tạo giám đốc doanh nghiệp nhà nước; bồi dưỡng cán bộ Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước... đó mang lại hiệu thiết thực.

- Chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đó gúp phần giỳp cho công chức, đảng viên củng cố được tỡnh cảm, niềm tin vào cụng cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lónh đạo; có ý thức rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống theo gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động, trước những khó khăn và sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đảng viên, xây dựng Đảng bộ Hà Nội trong sạch, vững mạnh.

- Nội dung chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng được xây dựng trên cơ sở thực trạng trỡnh độ của đội ngũ công chức chuyên môn, nghiệp vụ và yêu

cầu cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ này. Đặc biệt, nội dung chương trỡnh đào tạo, bồi dưỡng công chức nguồn bước đầu được điều chỉnh theo hướng tập trung vào các kỹ năng hành chính, chuyên môn nghiệp

vụ cụ thể (quản lý nhà nước về địa chính, nhà đất; tư pháp, hộ tịch; giải quyết khiếu nại,

tố cáo…), giúp cho các công chức trẻ sau đào tạo, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Không ít người đó phỏt triển được đề bạt giữ các chức vụ chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị, xó, phường…

- Nội dung, chương trỡnh bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức ở các đoàn thể cũng được quan tâm, đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và công tác xây dựng đội ngũ công chức.

- Về phương thức, hỡnh thức đào tạo, bồi dưỡng công chức:

Theo tinh thần của NQ-01, từ năm 1995 đến nay, phương thức đào tạo đó cú nhiều đổi mới, đa dạng, phong phú: kết hợp giữa đào tạo chính quy, tập trung với đào tạo không tập trung, tại chức; kết hợp giữa đào tạo tại chỗ với gửi đi đào tạo ở các học viện, các trường thuộc Trung ương và thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo đóng trên địa bàn Thành phố; kết hợp giữa đào tạo trong nước với gửi đi đào tạo ở nước ngoài; kết hợp học tập trên lớp với tham quan, học tập, nghiên cứu thực tế ở địa phương, trong nước và cả ở nước ngoài.

Hỡnh thức đào tạo chính qui, tập trung được áp dụng đối với công chức trẻ, công chức nguồn có triển vọng; cũn hỡnh thức đào tạo không tập trung, tại chức được áp dụng đối với công chức đương chức, tuổi cao. Đối với không ít cán bộ giỏi, có năng lực và học sinh, sinh viên xuất sắc, giàu tiềm năng, được cử đi đào tạo ở các nước phát triển hoặc được bồi dưỡng một số chuyên đề cần thiết ở trong nước, do chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Thành phố thường xuyên tổ chức những đoàn công chức đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Về cơ bản, phương thức đào tạo đó đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia học tập của học viên, đồng thời tạo được nguồn công chức trẻ, có năng lực, sẵn sàng cống hiến tài năng cho sự nghiệp phát triển Thành phố,

Các lớp bồi dưỡng ngắn ngày hay dài ngày cũng được tổ chức dưới nhiều hỡnh thức phong phỳ như: bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn, chuyên đề, trao đổi, toạ đàm, đối thoại trực tiếp, tham quan, dó ngoại, nghiờn cứu thực tế, học tập kinh nghiệm… giỳp cụng chức cú

hứng thỳ, say mờ học tập, tỡm tũi, ỏp dụng kiến thức, kinh nghiệm đó học được vào thực tiễn để đạt hiệu quả công tác ngày càng cao.

Để tránh tỡnh trạng chồng chộo chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, Thành uỷ và UBND Thành phố đó chỉ đạo và phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng cụng chức một cỏch rừ ràng:

- Cấp quận, huyện, sở, ban, ngành: thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng lý luận chớnh trị;

bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác cho công chức. Các lớp bồi dưỡng thuộc cấp này được mở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (TTBDCT), tại các sở, ban, ngành.

- Cấp Thành phố: làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Trung cấp lý luận

chớnh trị, Trung cấp quản lý hành chớnh nhà nước, chuyên viên, tin học, ngoại ngữ; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính Quốc gia mở các lớp đào tạo cao cấp lý luận chớnh trị, bồi dưỡng chuyên viên chính và đào tạo sau đại học. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng thuộc cấp thành phố được tổ chức tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, các cơ sở đào tạo của Trung ương.

Nhờ đổi mới phương thức và hỡnh thức đào tạo, bồi dưỡng, trong những năm gần đây, số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng gia tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác cán bộ, công chức trước tỡnh hỡnh, nhiệm vụ mới.

- Về công tác điều động, luân chuyển công chức:

Thực hiện Quy định của Trung ương và Thành uỷ luân chuyển, điều động công chức để đào tạo, bồi dưỡng trong thực tế nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức đáp ứng được nhiệm vụ mới; trong 10 năm (từ 1995 đến 2005), theo thống kê chưa đầy đủ Thành phố đó luõn chuyển điều động được trờn 150 cụng chức lónh đạo thuộc diện Thành uỷ quản lý. Những cụng chức lónh đạo được luân chuyển điều động trong những năm qua đều hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác ở cương vị mới, nhiều đồng chí đó trưởng thành được bổ nhiệm, bầu cử vào những chức vụ cao hơn.

- Về cụng tỏc quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức và xây dựng đội ngũ giảng viên:

Nhằm tăng cường quản lý cụng tỏc đào tạo, bồi dưỡng công chức, Ban Thường vụ Thành uỷ và UBND Thành phố đó trực tiếp lónh đạo và chỉ đạo công tác ĐTBDCC chung của toàn Thành phố. Theo sự phân công của Thường trực Thành uỷ, Ban Tổ chức Thành

uỷ đó thực hiện chức năng quản lý ĐTBD đối với cán bộ diện Thường vụ Thành uỷ quản lý (cả cán bộ đương chức và dự bị kế cận) và cán bộ thuộc hệ thống Đảng, đoàn thể; sở Nội vụ Thành phố, thực hiện chức năng quản lý ĐTBD đối với công chức nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý, cỏn bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước; Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý nội dung chương trỡnh giỏo dục đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Bước đầu đó cú sự phối hợp giữa cỏc cấp, cỏc ngành trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, giữa các cơ quan quản lý với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, các TTBDCT ở các quận, huyện và các cơ sở đào tạo khác trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBDCC, quản lý chất lượng lớp học, người học, kinh phí ĐTBD theo quy chế đào tạo, mở lớp và chế độ tài chính. Các cơ sở ĐTBD không ngừng củng cố về tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý ĐTBD nhằm nâng cao chất lượng quản lý ĐTBD.

- Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đó xõy dựng quy chế giảng viờn và quy chế

học tập của học viờn; xây dựng quy chế phối hợp với các TTBDCT quận, huyện, các sở,

ban, ngành, đoàn thể thành phố để cùng làm tốt các nhiệm vụ mở lớp, rà soát đối tượng, xây dựng nội dung chương trỡnh, quản lý lớp học…

- Các quận, huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo các TTBDCT củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, khả năng quản lý của đội ngũ công chức trung tâm nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng công chức, giáo dục đảng viên và thực hiện chính sách đối với công chức, đảng viên được cử đi bồi dưỡng tại trung tâm.

Từ sau NQ-01, Thành phố rất quan tâm, chăm lo tới việc xây dựng đội ngũ giảng viên và báo cáo viên. Thành phố tạo mọi điều kiện để các giảng viên và báo cáo viên được đào tạo và đào tạo lại, kết hợp với bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trỡnh độ kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Nhỡn chung, phần đông giảng viên và báo cáo viên được đào tạo cơ bản, có trỡnh độ lý luận, có kinh nghiệm nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu cập nhật tri thức và bổ sung thêm kỹ năng cần thiết cho học viên.

- Cùng với đội ngũ giảng viên có trỡnh độ và dày dặn kinh nghiệm của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và các trường trong hệ thống chính trị của thành phố, các cơ sở ĐTBDCC đó biết khai thỏc thế mạnh của Thủ đô, xây dựng được một mạng lưới giảng viên kiêm chức là giảng viên của các học viện, các trường đại học đóng trên địa bàn thành

phố; báo cáo viên của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương; cán bộ khoa học ở các viện nghiên cứu; oông chức chuyên môn, quản lý thuộc cỏc bộ, ngành trung ương... góp phần quan trọng vào việc nâng cao kết quả ĐTBDCC của Thành phố.

- Đồng thời đội ngũ giảng viờn kiờm chức cũn được tăng thêm cả về chất và lượng bởi đội ngũ công chức lónh đạo của Thành uỷ và UBND Thành phố; một số công chức lónh đạo, chủ chốt các quận, huyện, các sở, ban, ngành và đoàn thể thành phố có kiến thức lý luận và bề dày kinh nghiệm thực tiễn. Đây là nguồn giảng viên và báo cáo viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng cuốn hút và sức hấp dẫn lớn đối với học viên, có thể giúp học viên giải đáp, xử lý đúng đắn những tỡnh huống đặt ra từ hoạt động thực tiễn.

- Về đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác ĐTBDCBCC:

Thực hiện NQ-01, thành phố đó coi việc đầu tư kinh phí cho công tác ĐTBDCC hàng năm là một trong những nhiệm vụ trọng điểm cần phải đầu tư thoả đáng của ngân sách thành phố. Trên cơ sở dự trù kế hoạch tài chính hàng năm của từng đơn vị, từng quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể, thành phố có kế hoạch tổng thể về phân bổ kinh phí và sử dụng kinh phí ĐTBDCC. Trung bỡnh mỗi năm, thành phố đầu tư kinh phí cho hoạt động ĐTBDCC trên, dưới 20 tỷ đồng.

Chế độ cấp phát kinh phí cho các cơ sở thực hiện nhiệm vụ ĐTBD có nhiều đổi mới, đó chuyển từ thực hiện chế độ kinh phí uỷ quyền sang chế độ cấp phát kinh phí có mục tiêu theo luật ngân sách mới, tạo điêù kiện thuận lợi cho các cơ sở ĐTBDCC chủ động trong việc tổ chức mở lớp, trả thù lao cho giảng viên, thực hiện thanh quyết toán và chế độ chính sách đối với người học…

Hàng năm, thành phố giành một khoản kinh phí nhất định cho việc thực hiện chế độ chính sách đối với công chức được cử đi ĐTBD nhằm khuyến khích người học. Thành phố cũn thành lập quỹ ưu đói, khuyến khớch nhõn tài, đào tạo tài năng trẻ để hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động khen thưởng công chức, sinh viên có thành tích cao trong học tập và hỗ trợ kinh phí cho công chức, sinh viên giỏi đi đào tạo sau đại học, hoặc học tập, nghiên cứu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài. Trong 3 năm (2003, 2004, 2005), thành phố đó biểu dương, khen thưởng, hỗ trợ kinh phí cho trên 300 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp đại học của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội để thu hút đội ngũ trí thức tài năng trẻ.

10 năm qua, thành phố đó tớch cực đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở ĐTBDCC với hàng chục tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức ĐTBD đạt kết quả.

- Đối với cấp thành phố: Thành phố đó chỳ trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)