Đào tạo,bồi dưỡng công chứ cở nước ngoà

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 63)

- Kiểm soát và đánh giá chất lượng

2.2.3. Đào tạo,bồi dưỡng công chứ cở nước ngoà

Đồng thời với việc thực hiện Đề án đào tạo công chức khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài của Chính phủ (chủ yếu dành cho các Trường Đại học, cơ sở nghiên cứu), Thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đào tạo công chức sau đại học ở nước ngoài đối với

những ngành, lĩnh vực trọng điểm của Thành phố mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo hoặc còn lạc hậu so với khu vực và thế giới (bao gồm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và thực tập sinh nâng cao trình độ chuyên môn).

Tại Quyết định số 168/2002/QĐ- UB ngày 05/12/2002 của UBND Thành phố Hà Nội đã có quy định:

-Về mục tiêu: việc đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài dành cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động đã tốt nghiệp đại học nhằm trang bị kiến thức sau đại học, đạt được văn bằng, trình độ cao hơn, tiếp thu những tri thức mới để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

- Đối tượng và điều kiện dự tuyển: cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội hưởng lương từ ngân sách Thành phố, viên chức, công nhân, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước của Thành phố có thành tích trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, ở những lĩnh vực cần thiết, cam kết phục vụ lâu dài tại cơ quan, đơn vị đã cử đi học, đảm bảo những điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tham gia dự tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

- Ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng, nước gửi đến dào tạo, bồi dưỡng: ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng: nhóm ngành kinh tế- quản lý (trong đó chú trọng kinh tế ngành, quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước, quản lý đô thị, quản lý môi trường…); nhóm ngành khoa học kỹ thuật- công nghệ (trong đó chú trọng công nghệ thông tin, điện tử, da giầy, chế tạo máy, tự đông hoá, vật liệu mới…); nhóm ngành nông nghiệp (trong đó chú trọng chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, nông nghiệp sinh thái…); công nghệ môi trường- sản xuất sạch; dược sĩ, bác sĩ; các nhóm ngành còn lại với tỷ lệ chỉ tiêu phù hợp. Các nước gửi đi đào tạo, bồi dưỡng: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Oxtraylia, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác.

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ: Thành phố có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ trước mắt và lâu dài để cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động có đủ trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tiếp cận kịp thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới và ra nước ngoài học tập khi có đủ điều kiện.

- Chỉ tiêu đào tạo sau đại học ở nước ngoài của Thành phố giai đoạn 2003- 2010 từ 150 đến 200 người. Chỉ tiêu đi bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài hằng năm sẽ quyết định cụ thể theo nhu cầu và khả năng của Thành phố.

- Quyền lợi của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng theo các chỉ tiêu của Bộ, ngành Trung ương và ngân sách nhà nước cấp thì mỗi tháng đi học được hỗ trợ thêm 100 USD; đi học theo các nguồn kinh phí do nước ngoài tài trợ được tạo điều kiện về thời gian và bố trí công tác sau khi hoàn thành học tập trở về; đi học theo các hợp đồng, thoả thuận giữa Thành phố Hà Nội với các cơ quan, cơ sở đào tạo ở nước ngoài sẽ được ứng trước kinh phí đào tạo (bao gồm các khoản chi phí) sau này trở về sẽ quyết toán, nếu tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc sẽ được hưởng toàn bộ kinh phí đào tạo ở nước ngoài, nếu chỉ đạt loại khá sẽ phải hoàn trả 30% kinh phí đào tạo trong thời gian 5 năm, tốt nghiệp loại trung bình phải hoàn trả 50% kinh phí trong thời gian 5 năm; những người học tập kém trong các kỳ học do lý do chủ quan phải chấm dứt học tập và hoàn trả kinh phí đào tạo. Đây là những quy định nhằm khuyến khích người học cố gắng tích cực đề cao trách nhiệm học tập của họ đồng thời hạn chế những tiêu cực, trây lười trong học tập.

- Nghĩa vụ của ngưòi được đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo quy định chung của Nhà nước, trường hợp đi học bằng nguồn kinh phí do ngân sách của Thành phố, của cơ quan, đơn vị thì phải về phục vụ Thành phố, cơ quan, đơn vị ít nhất 5 năm.

Quyết định về đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cộng hoà Pháp:

Sau chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu cấp cao của Thành phố Hà Nội tại Cộng hoà Pháp, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng, ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cộng hoà Pháp giai đoạn 2006- 2010 (nằm trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau đại học ở nước ngoài của Thành phố) số 5533/QĐ-UB ngày 04/8/2005 đã định hướng nhóm ngành đào tạo và chỉ tiêu cho 17 cơ quan, đơn vị như sau: các nhóm ngành: quản lý hành chính công; xây dựng, quy hoạch, kiến trúc; giao thông đô thị; y tế; thương mại, du lịch, dịch vụ; tổng số chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ là 40 người; chỉ tiêu bồi dưỡng, thực tập sinh theo yêu cầu và khả năng hàng năm.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở các nước khác đang tiếp tục xây dựng.

Chưa tính các đoàn ra, công chức đi học tập, tham quan, khảo sát ngắn ngày, trong 3 năm qua Thành phố đã quyết định cử đi đào tạo ở nước ngoài được 26 người, trong đó cử đi đào tạo tiến sĩ là 4 người, thạc sĩ là 7 người, thực tập sinh và bồi dưỡng nâng cao tay nghề là 15 người (trong đó cho bệnh viện tim là 12 người); số đi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chủ yếu theo các chỉ tiêu thi tuyển của các trường đại học và bằng ngân sách nhà nước; đã phối hợp với trung tâm văn hoá thuộc Đại sứ quán Pháp cử 9 công chức đi đào tạo tiếng Pháp để chuẩn bị đào tạo, bồi dưỡng tại Pháp sau này.

ưu điểm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài của Thành phố: chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài của Thành phố đã khuyến khích động viên công chức học tập nâng cao trình độ và năng lực làm việc, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào thực tiễn công tác ở Thành phố; kết quả cử đi đào tạo ở nước ngoài trong 3 năm qua tuy còn khiêm tốn nhưng đã khẳng định một bước tiến mới trong nhận thức và hành động của các cấp lãnh đạo, quản lý của Thành phố, một số công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng trở về đã có năng lực làm việc tốt hơn.

Nhược điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách: chính sách thực sự chưa đi vào đời sống, một bộ phận không nhỏ công chức (gồm cả công chức lãnh đạo, quản lý) vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa thực hiện các chính sách quyết định của Thành phố một cách nghiêm túc; nhiều cơ quan, đơn vị không xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng ngoại ngữ, cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, còn coi việc đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài là của Thành phố hoặc việc riêng của công chức; kế hoạch triển khai hết sức chậm chạp, thiếu đồng bộ giữa các cấp, các ngành của Thành phố; chưa có một đầu mối thống nhát giúp UBND Thành phố quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ngoài ; nhiều chương trình bồi dưỡng tham quan khảo sát ở nước ngoài được chuyển thành các đoàn ra, khi hoàn thành không báo cáo kết quả nghiên cứu, học tập về Thành phố; sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố hà nội) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)