Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 103)

Trong những năm qua, Phú Thọ đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp và đã thu đƣợc một số thành tựu trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tƣ giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tƣ; ban hành chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và TTCN. Thành lập Ban quản lý các KCN, Trung tâm khuyến công, khuyến nông và ban chỉ đạo những vấn đề liên quan đến đầu tƣ; triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một đầu mối tại các sở, ban, ngành và UBND các cấp; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu cho các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị chuyên đề với các nhà đầu tƣ bàn biện pháp thúc đẩy đầu tƣ; tổ chức các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp để tuyên truyền quan điểm và chủ trƣơng của tỉnh đối với công tác thu hút đầu tƣ. Xây dựng Website của tỉnh và các Sở, ngành giới thiệu tiềm năng, cơ hội cũng nhƣ các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận. Quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tạo các “vùng đất sạch” cho các doanh nghiệp thuê phát triển. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

- Việc thúc đẩy phát triển các ngành phụ trợ và mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn. Trong tƣơng lai, sẽ ngày càng xuất hiện các

93

yếu tố bất lợi về các điều kiện đầu vào (trừ yếu tố lao động), kể cả điều kiện mặt bằng sản xuất, do vậy cần có chiến lƣợc cải cách thực sự về môi trƣờng địa phƣơng, đồng thời với các giải pháp đầy đủ cho quá trình đô thị hoá và chuyển dịch khu vực đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ số năng lực sáng tạo kinh tế còn thấp khi năng lực sáng tạo, ứng dụng công nghệ nội sinh chƣa đáng kể, thị trƣờng, chuyển giao, tƣ vấn, sản phẩm khoa học, công nghệ sơ khai, chƣa có trung tâm nghiên cứu và triển khai cấp vùng. Mặc dù đƣợc thừa hƣởng từ hệ thống giáo dục phổ thông khá tốt so với các tỉnh khác, song chƣa biến thành nguồn nhân lực có chất lƣợng và cơ cấu phù hợp đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Năng lực điều hành của chính quyền còn yếu trong việc cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính phiền hà, chƣa có đáng kể dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; năng lực hỗ trợ tài chính yếu do thu ngân sách còn hạn hẹp. Thể chế địa phƣơng ngày càng đƣợc hoàn thiện theo hƣớng tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh tốt hơn, đây mới là những thông tin cho biết doanh nghiệp có thể đƣợc hƣởng hỗ trợ, khuyến khích. Muốn đƣợc hƣởng trợ giúp ấy, doanh nghiệp cần phải tiến hành nhiều thủ tục hành chính và qua nhiều cửa.

- Sự đồng thuận xã hội trong môi trƣờng phát triển địa phƣơng ở Phú Thọ còn hạn chế và ảnh hƣởng không nhỏ đến kiến tạo môi trƣờng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ, có tính bứt phá trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, nhất là trong việc thực hiện nhất quán Luật doanh nghiệp, giải quyết đất đai cho doanh nghiệp đầu tƣ...

- Hệ thống tài chính, ngân hàng và thông tin còn kém phát triển. Chƣa thu hút và hình thành đƣợc các doanh nghiệp, các tổ chức tƣ vấn, quảng bá sản phẩm, thiết kế mẫu công nghiệp, xúc tiến đầu tƣ, bảo hộ sở hữu trí tuệ lớn, có uy tín, có giá trị gia tăng cao tại địa phƣơng.

94

phát triển hạ tầng khu vực quy hoạch mới còn chậm đã ảnh hƣởng không nhỏ đến đầu tƣ công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Hạ tầng công nghệ thông tin thấp kém đã ảnh hƣởng trực tiếp đến dịch vụ tài chính, ngân hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó tăng nhanh năng lực hạ tầng thông tin là vấn đề bức xúc có ý nghĩa quyết định đến lợi thế cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)