Chính sách phát triển công nghiệp cần khắc phục bất lợi thế và tạo

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 131)

lợi thế so sánh mới trên quan điểm hiệu quả

Nhƣ hai mặt bắt buộc song song tồn tại, nơi nào có lợi thế so sánh thì cũng đi kèm với bất lợi thế so sánh nào đó khác, thậm chí qua thời gian thì lợi thế so sánh cũng có thể chuyển hoá thành bất lợi thế so sánh. Việt Nam đang có những lợi thế tạm thời so với quốc gia khác nhờ giá nhân công thấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sự gia tăng tiền lƣơng sẽ làm cho lợi thế này sẽ mất dần. Sự tăng trƣởng của Việt Nam trở nên thiếu bền vững về mặt dài hạn nếu các chính sách hiện hành không đƣợc đổi mới một cách tích cực, mặc dù các chính sách đó vẫn có thể mang lại tốc độ tăng trƣởng cao trong một vài năm tới. Đó là lý do tại sao Việt Nam vẫn chỉ đƣợc xếp hạng thấp về năng lực cạnh tranh mặc dù có tốc độ tăng trƣởng cao.

Đối với tỉnh Phú Thọ, những yếu tố trên cũng ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển công nghiệp. Do phát huy yếu tố vị trí thuận lợi, trong thời gian qua thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc từ bên ngoài vào một số tỉnh khá mạnh mẽ. Cùng với những sửa đối, bố sung về chính sách đất đai, cũng nhƣ do chƣa hình thành đƣợc thị trƣờng bất động sản đầy đủ, chi phí về đất đai đã tăng lên nhanh chóng, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng khó khăn đã ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ sản xuất, song xu hƣớng đầu tƣ bất động sản lại tăng mạnh, có thể chứa đựng những dấu hiệu bất ốn định trong tƣơng lai.

121

Lợi thế so sánh đƣợc biến đối theo thời gian, do vậy việc phát huy lợi thế so sánh phát triển phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ cũng đồng thời phải có tác động đến hình thành, tạo lập, phát huy lợi thế so sánh mới trong thời gian tới. Thực hiện đƣợc điều này mới duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong thời gian dài theo mô hình phát triển rút ngắn và đảm bảo phát triển bền vững. Nếu không khai thác hiệu quả phát triển kinh tế với hình thành các đô thị và phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ có hàm lƣợng chất xám cao thì lợi thế so sánh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới có thể giảm đi.

Nằm trong khu vực năng động về phát triển công nghiệp, tỉnh Phú Thọ cần chú trọng khai thác lợi thế so sánh động thông qua phát huy yếu tố con ngƣời, thu hút và sử dụng nhân tài, nhanh nhạy trong chính sách để tận dụng đƣợc những cơ hội, lợi thế mới.

Phát huy lợi thế so sánh nhằm nâng cao tốc độ tăng trƣởng và đẩy mạnh phát triển phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ cần đƣợc dựa trên tiêu chuẩn xuyên suốt là hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội trong những trƣờng hợp cụ thể. Nếu không chú trọng mặt xã hội, chỉ đơn thuần chạy theo lợi ích kinh tế sẽ không đảm bảo tính bền vững trong phát triển và đến một lúc nào đó, tăng trƣởng kinh tế sẽ đình đốn. Nhƣng nếu quá chú trọng đến yếu tố xã hội, không xác định ranh giới về hiệu quả kinh tế sẽ khó đem lại tốc độ tăng trƣởng cao.

Về bản chất, lợi thế so sánh chỉ đƣợc duy trì và phát huy dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn hiệu quả, kể cả tầm vĩ mô cũng nhƣ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ. Ở tầm vĩ mô phải duy trì và nâng cao yếu tố tống năng suất nhân tố trong đóng góp vào tăng trƣởng và chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, tín hiệu về lợi thế so sánh phải đƣợc chuyển thành tín hiệu về hiệu quả trong đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ, chứ không chỉ

122

do cơ quan nhà nƣớc xác định. Cần tạo lập cơ chế, chính sách huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế để khai thác lợi thế so sánh, trên cơ sở môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, an toàn, hấp dẫn, có tính cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)