3.3.1 Thành tựu đạt được:
Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hƣớng hiện đại
Ngành công nghiệp Phú Thọ vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Phú Thọ có một số loại khoáng sản nhƣ: Kaolin, felspat, đá vôi…có trữ lƣợng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi phục vụ cho phát triển ngành sản xuất VLXD và có quỹ đất lâm nghiệp trồng rừng lớn phục cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy.
Phú Thọ có số lƣợng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp khá lớn so với các tỉnh trong vùng, trong đó có một số nhà máy lớn của cả nƣớc có nhiều sản phẩm công nghiệp đã tạo dựng và khẳng định đƣợc vị trí trên thị trƣờng trong nƣớc (sản phẩm giấy, hóa chất, thực phẩm,…).
Nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp đã phát triển và hình thành đƣợc một lực lƣợng lao động truyền thống và lành nghề thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh (nhƣ ngành sản xuất giấy, công nghiệp phân bón, hóa chất).
Tăng trƣởng giá trị SXCN của tỉnh Phú Thọ duy trì cao và ổn định, quy mô về giá trị SXCN đứng đầu Vùng và xếp hạng 26/63 tỉnh thành cả nƣớc. Năng suất lao động ngành công nghiệp Phú Thọ tính theo GO công nghiệp (giá cố định1994) đạt ở mức 116 triệu đồng/ngƣời; theo VA công nghiệp đạt gần 30 triệu đồng/ngƣời trong năm 2013.
107
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện đã hình thành và đang tiếp tục thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ có quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và có thị trƣờng tiêu thụ.
Qũy đất đã quy hoạch cho phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ còn khá lớn với diện tích đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp hiện vào khoảng 4.000 ha, trong đó tỷ lệ sử dụng hiện mới chỉ chiếm khoảng trên 20%, ngoài ra tỉnh còn quỹ đất dự trữ khoảng 3.000ha. Đây là một thuận lợi rất lớn cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới.
3.3.2 Những tồn tại.
Công nghiệp phân bổ không đồng đều giữa các vùng, địa phƣơng. Quy mô của các cơ sở SXCN trên địa bàn đa phần còn nhỏ và chủ yếu là công nghệ truyền thống và ở mức trung bình và thấp, chƣa có nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị mang lại nguồn tích lũy cao, có vị thế và tác động ảnh hƣởng lớn đến thị trƣờng.
Các doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nƣớc và khu vực FDI, các doanh nghiệp do địa phƣơng quản lý và khu vực ngoài nhà nƣớc phần lớn đều có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nặng về công nghiệp cơ bản với các sản phẩm truyền thống, chủ yếu là phát triển theo hƣớng mở rộng các cơ sở và dây chuyền hiện có, chậm chuyển dịch theo hƣớng phát triển công nghiệp hiện đại để thu hút phát triển cấc ngành mới tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.
Tuy quy mô của ngành công nghiệp đạt ở mức cao trong công nghiệp toàn vùng nhƣng tốc độ tăng trƣởng công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, chƣa có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và có thƣơng hiệu sản phẩm nổi tiếng.
108
Nhìn chung, trình độ lao động công nghiệp của các doanh nghiệp còn thấp. Số lƣợng lao động công nghiệp có trình độ và tay nghề còn ở mức hạn chế.
Phát triển công nghiệp đứng trƣớc nguy cơ nhiễm và hủy hoại môi trƣờng sinh thái.
3.3.3 Nguyên nhân
Phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của tỉnh trong bối cảnh kinh tế cả nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát đi đôi với suy giảm kinh tế. Các yếu tố hỗ trợ cho phát triển công nghiệp gặp nhiều hạn chế, chủ yếu về nguồn lực, nghèo về nguyên liệu.
Môi trƣờng đầu tƣ chậm đƣợc cải thiện, trong đó đặc biệt là về hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Công tác chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tƣ còn thiếu đồng bộ.
Mặc dù hệ thống hạ tầng đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc thực tế yêu cầu phát triển.
Thứ nhất, chƣa xem xét chiến lƣợc phát triển công nghiệp của mỗi vùng đặt trong mối quan hệ của mục tiêu với chính sách phát triển từng ngành và chiến lƣợc phát triển của khu vực, quốc gia.
Thứ hai, về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn; tình hình đầu tƣ tràn lan cồn phổ biến.
Thứ ba, về từng nhóm chính sách phát triển công nghiệp: Hệ thống chính sách không đồng bộ và thiếu nhất quán với chiến lƣợc phát triển chung của toàn tỉnh.
Thứ tư, chƣa thực hiện tốt các chính sách đề ra, thiếu sự phối hợp thƣờng xuyên giữa cơ quan quản lý.
109
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ THỌ