Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, xã hội

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 62)

- Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả: Nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững là hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trƣờng. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, điểm mấu chốt của vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong công nghiệp chính là quá trình sản xuất, bởi sản xuất công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trƣờng và xã hội. Sản xuất công nghiệp không tránh khỏi tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất đai, nƣớc, năng lƣợng, nguyên vật liệu và cả sản phâm do chính công nghiệp tạo ra. Song, quá trình sản xuất thế nào để phát thải ít nhất, tiết kiệm nhất để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo đƣợc và giảm thiểu mất mát các tài nguyên không tái tạo. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả chính là cách tốt nhất, đảm bảo cả ba lợi ích: Kinh tế, xã hội, môi trƣờng không những cho thế hệ hiện tại, mà còn cho cả thế hệ mai sau. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải sở hữu một quá trình sản xuất sạch, hiệu quả dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với năng lực, khả năng của doanh nghiệp.

-Sản phẩm thân thiện môi trƣờng: Việc tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lƣợng chất thải rất lớn nhƣ hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất... nếu không đƣợc xử lý sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn, nhƣng nếu xử lý sẽ rất tốn kém. Nhƣ vậy, để phát triển bền vững, doanh nghiệp phải sở hữu quá trình sản xuất sạch, hiệu quả không thôi là chƣa đủ, mà cần hƣớng tới việc sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái, trong đó các sản phẩm và chất thải đƣợc quay vòng, tái sử dụng, trao đổi trong một "vòng đời khép kín". Mặc dù đây là đòi hỏi khá cao, chỉ có thể đáp ứng khi công nghiệp phát triển đến trình độ nhất định và sẽ là khó khăn cho phần lớn các địa phƣơng của Việt Nam chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp nhƣ: Khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lƣợng, gia công, sơ chế, sản xuất các sản phẩm thô... Tuy nhiên, tiếp cận này hiện đang trở lên phổ biến trên thế giới và bƣớc đầu đƣợc thực hiện ở Việt Nam.

52

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)