Chính sách phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 128)

lực, mọi thành phần kinh tế

Để khắc phục tình trạng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh, thành phố, tiến tới đuổi kịp mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trung bình của cả nƣớc vào năm 2015, hoạt động phát triển công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ phải đƣợc đẩy mạnh trên cơ sở huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm nâng cao tốc độ tăng trƣởng và tạo ra sự phát triển mới. Cùng với việc khai thác tiềm năng về vốn của các doanh nghiệp và các hộ dân cƣ trên địa bàn tỉnh, cần tăng cƣờng các biện pháp thu hút vốn phát triển công nghiệp từ bên ngoài. Bên cạnh việc xúc tiến, thu hút vốn phát triển công nghiệp nƣớc ngoài, chú trọng thu hút các doanh nghiệp trong nƣớc thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển công nghiệp vào tỉnh, nhằm tăng cƣờng nguồn vốn phát triển công nghiệp ổn định, đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và trong cả thời kỳ.

Đồng thời, hoạt động phát triển công nghiệp phải hƣớng vào mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. Không thể tách rời công nghiệp hoá với hiện đại hoá trong điều kiện khoa học, công nghệ đang phát triển với tốc độ cao. Ngoài ra, nếu chỉ nói hiện đại hoá thì vẫn chƣa đủ để phản ánh hết quá trình phát triển

118

đa dạng ở nƣớc ta dựa trên sự kết hợp các phƣơng thức sử dụng và thế hệ công nghệ, trình độ kỹ thuật khác nhau.

Quá trình này cũng đặt ra yêu cầu phát triển bền vững. Do vậy việc thực hiện phát triển công nghiệp trong từng dự án cũng nhƣ trên phạm vi xã hội cần hƣớng vào mục tiêu đó, kết hợp giữa phát triển công nghiệp sử dụng ít vốn, nhiều lao động, giải quyết việc làm và phát triển công nghiệp công nghệ cao, mũi nhọn theo phƣơng thức đón đầu trong tƣơng lai, tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Đối với tỉnh Phú Thọ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ý nghĩa to lớn đối với phát triển. Để tăng nhanh tích luỹ vốn phát triển công nghiệp từ nội bộ nền kinh tế, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ nội bộ ngành nông nghiệp, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ, nâng cao thu nhập của dân cƣ khu vực nông thôn.

Để phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu hội nhập bao giờ cũng bao gồm phát triển công nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài một cách có hệ thống. Trên địa bàn các tỉnh đang thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp sản xuất công nghiệp nhƣng còn xảy ra tình trạng thiếu lao động lành nghề để đáp ứng yêu cầu cho các nhà máy này.

Một thực tế khác cũng đã xảy ra là: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn đƣợc các cấp chính quyền đặt ra nhƣng nội dung còn chung chung và thiếu biện pháp thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế không cụ thể với phạm vi phát triển của địa bàn do cấp chính quyền quản lý.

119

Do vậy, cần thấu suốt quan điểm này để có chƣơng trình và lựa chọn những lĩnh vực phát triển công nghiệp ƣu tiên theo từng cấp quản lý cụ thể: Tỉnh, huyện, xã nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)