Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 148)

Tổ chức thực thi chính sách công nghiệp có thể coi nhƣ một quá trình liên tục bao gồm 3 giai đoạn chính, còn gọi là ba bƣớc với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Giai đoạn tổ chức, thƣờng gọi là giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách. Nhiệm vụ của giai đoạn này là chuẩn bị về mặt tổ chức và cán bộ để triển khai chính sách.

- Giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách. Nhiệm vụ của giai đoạn này là triển khai chính sách, đƣa chính sách vào thực tiễn.

- Giai đoạn kiểm tra đối với quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Nhiệm vụ của giai đoạn này là kiểm tra, theo dõi, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tế, duy trì chế độ báo cáo lên trên những thông tin về kết quả thực thi cũng nhƣ những vấn đề mới nảy sinh, từ đó có những biện pháp điều hành và điều chỉnh một cách phù hợp và kịp thời.

Việc điều chỉnh chính sách phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Điều chỉnh chính sách khi thật sự cần thiết, tức là khi không thể không điều chỉnh. Các cơ quan thực thi kể cả cơ quan cấp trên không đƣợc điều chỉnh một cách tuỳ tiện chủ quan ngẫu hứng, mà phải cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớc khi điều chỉnh, tính hết hậu quả có thể có do việc điều chỉnh gây ra. Điều chỉnh trong nhiều trƣờng hợp là cần thiết và hiệu quả nhƣng nếu lạm dụng điều chỉnh quá nhiều thì lại làm mất tính ốn định và giảm sút lòng tin

138 của cán bộ và nhân dân.

Chỉ điều chỉnh đúng mức độ cần điều chỉnh (về mục tiêu, phƣơng hƣớng, cách làm, bộ máy tố chức). Tránh điều chỉnh theo kiểu quán tính hay "phản ứng dây chuyền".

Chỉ điều chỉnh chính sách có thể diễn ra ở một số nội dung hoặc ở tất cả các giai đoạn của quá trình chính sách, dẫn đến có nhiều loại điều chỉnh khác nhau đối với một chính sách. Chẳng hạn, có thể điều chỉnh mục tiêu chính sách, điều chỉnh về tố chức, hoặc có thể chỉ điều chỉnh giải pháp.

Các loại điều chỉnh gồm có:

- Điều chỉnh mục tiêu cần đạt của chính sách: Đây là trƣờng hợp trong giai đoạn hoạch định chính sách mục tiêu đặt ra chƣa sát, chƣa phù hợp (cao quá hoặc thấp quá so với khả năng thực tế), đến giai đoạn thực thi mới thấy rõ, đòi hỏi các cơ quan thực thi phải tính toán lại.

- Điều chỉnh giải pháp, công cụ: Chính sách có thể kém hiệu lực và hiệu quả khi hình thành giải pháp, công cụ lựa chọn không đúng. Do đó, trong quá trình thực thi chính sách, khi các giải pháp, công cụ hình thức thực thi chính sách tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp, với hoàn cảnh mới, với những điều kiện kinh tế xã hội đã thay đối thì chính phủ và các cơ quan tố chức thực thi cũng phải điều chỉnh một cách kịp thời.

- Điều chỉnh ngân sách cho việc thực thi chính sách: Đây là một thực tế thƣờng xảy ra khi ban hành và đƣa vào thực thi một chính sách. Do nhiều nguyên nhân, trên thực tế các chi phí cho việc thực thi một chính sách thƣờng tăng lên so với dự kiến ban đầu. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp chính quyền cũng phải chấp nhận điều chỉnh ngân sách cho việc thực thi chính sách, bảo đảm việc thực thi không bị gián đoạn hoặc ảnh hƣởng.

139

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)