Tình hình tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 111)

3.2.8.1 Nhóm chính sách đầu tư phát triển công nghiệp a, Đầu tư phát triển khu công nghiệp (KCN) tập trung

Một trong những chính sách quan trọng để thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp đó là quy hoạch và đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn. Hàng năm, UBND tỉnh Phú Thọ đã đầu tƣ vốn Ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch và thẩm định phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn; xây dựng quy hoạch tổng thể về các khu công nghiệp làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trình Chính phủ phê duyệt. Sự khác biệt của tỉnh Phú Thọ so với các địa phương khác là ngay từ đầu, khi quy hoạch các KCN đã gắn với quy hoạch các khu dân cư và dịch vụ. Với mục

101

tiêu đề ra là xây dựng các KCN không chỉ là nơi dành cho các nhà máy, xí nghiệp mà bên cạnh đó có khu dân cư và dịch vụ phục vụ nhu cầu cho người lao động, hình thành thực thể kinh tế xã hội hoàn chỉnh tạo sự phát triển bền vững hoà nhập với sự phát triển KT-XH địa phương.

Trong quản lý đã hình thành các mô hình ở cấp tỉnh tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh để quản lý các KCN tập trung, cấp huyện tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp huyện để quản lý khu công nghiệp vừa và nhỏ (cụm công nghiệp). Việc xúc tiến thu hút đầu tƣ đƣợc quan tâm đầu tƣ thông qua các hình thức và các kênh thông tin khác nhau.

Thông qua thu hút đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã chọn lọc các dự án có quy mô, ngành nghề sản xuất phù hợp và sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất. Kết quả thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp cho thấy chất lƣợng và quy mô vốn đầu tƣ bình quân một dự án tăng lên từ mức 3,06 triệu USD/dự án năm 2001 lên 7.94 triệu USD/dự án năm 2013. Suất đầu tƣ trên một ha đất tăng từ 1.15 triệu USD/ha lên 6.52 triệu USD/ha với nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào các khu công nghiệp Phú Thọ.

b, Chính sách đầu tư phát triển làng nghề truyền thống

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, khu vực kinh tế làng nghề ở tỉnh Phú Thọ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ ở các làng nghề đã giải quyết thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động ở nông thôn, tăng cƣờng và nâng cao sức cạnh tranh, giảm sức ép bất lợi về đô thị hoá "ly nông bất ly lƣơng", tăng cƣờng phúc lợi xã hội cho ngƣời dân ở thôn, xã có làng nghề. Phú Thọ thực sự coi chính sách phát triển làng nghề là “hạt nhân” của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và công nghiệp hoá nông thôn.

102

Với thế mạnh của tỉnh là các làng nghề truyền thống, năm 1998 Tỉnh ủy đã có Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, hƣớng tới xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp. Với thực hiện Nghị quyết này, Phú Thọ đã phục hồi nhiều ngành nghề truyền thống và phát triển nhiều làng nghề mới hình thành, lan tỏa thành phố nghề, xã nghề, vùng nghề.

c, Chính sách điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành công nghiệp

Trong thực thi chính sách phát triển công nghiệp địa phƣơng, các cơ quan quản lý tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng điều chỉnh cơ cấu ngành nhằm hiện đại hoá công nghệ, phát triển các lĩnh vực có hiệu quả và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Tỉnh đã đề ra một số cơ chế ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ để thu hút các ngành mới, công nghệ cao. Tỉnh đã có chính sách ƣu tiên phát triển 9 nhóm ngành chủ yếu: Công nghiệp khai thác khoáng sản; chế biến nông sản, thực phẩm đồ uống; công nghiệp chế biến gỗ, giấy; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp hóa chất; công nghiệp dệt may-da giày; chế tạo máy và gia công kim loại; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nƣớc, ga, khí dốt, xỷ lý nƣớc thải.

3.2.8.2 Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai

Phú Thọ đã sớm có quy hoạch sử dụng đất phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các hình thức: KCN, CCN và cấp đất cho doanh nghiệp riêng rẽ.

Với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc tỉnh xây dựng, đảm bảo đủ quỹ đất thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp đáp ứng các mục tiêu đề ra. Tỉnh đã có điều tiết hợp lý về giá đất thuê để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và giá cho thuê lại đất trong các khu công nghiệp nên đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ sản xuất, kinh doanh thuê mặt bằng. Từ công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất tới việc đầu tƣ hạ tầng các KCN, CCN một cách đồng bộ

103

nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ thuê đất để triển khai dự án đầu tƣ. Bên cạnh đó đề tích cực cải cách các thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản hoá, minh bạch và thuận tiện.

3.2.8.3 Chính sách thương mại, thị trường

Các chính sách phát triển công nghiệp đã tác động tích cực thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại nội địa có nhiều chuyển biến theo hƣớng tích cực, sức mua tăng, hàng hoá phong phú, dịch vụ thƣơng mại ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Hoạt động xuất nhập khẩu liên tục tăng trƣởng cao, thị trƣờng không ngừng đƣợc mở rộng. Hội nhập quốc tế đƣợc chủ động triển khai, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, chủ động trong quá trình hội nhập.

Môi trƣờng kinh doanh của tỉnh đƣợc cải thiện một bƣớc, tính hấp dẫn, năng lực cạnh tranh đƣợc nâng lên. Sự phối hợp của hệ thống chính quyền trong giải quyết các thủ tục đầu tƣ, thủ tục đất đai, kinh doanh,... có nhiều tiến bộ. Tiếp tục quan tâm, từng bƣớc phát triển các loại thị trƣờng, trong đó thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ đƣợc ƣu tiên; thị trƣờng tài chính, bất động sản, khoa học công nghệ bƣớc đầu đƣợc hình thành.

3.2.8.4 Chính sách khoa học công nghệ

Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã thực sự quan tâm tới phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ (KH&CN); đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển công nghiệp Phú Thọ. Các chính sách về KH&CN tập trung vào hai lĩnh vực chính là đối mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng trong quản lý. Cụ thể là:

- Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, xử lý chất thải bảo vệ môi trƣờng: Trong hơn 10 năm đã triển khai đƣợc các dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tiểu thủ CN và làng nghề, đầu tƣ đối mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng và sức

104

cạnh tranh của sản phẩm, khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết hàng trăm việc làm cho ngƣời lao động. Đồng thời, đã hoàn thành việc triển khai áp dụng công nghệ thích hợp để xử lý nƣớc thái từ sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Các ngành khoa học, công nghiệp, thƣơng mại đã triển khai nhiều hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO, Q-Base, HACCP,...) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ quản lý tiên tiến để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, từng bƣớc tham gia cạnh tranh và hội nhập kinh tế.

3.2.8.5 Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh

Trong những năm qua, Phú Thọ đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp và đã thu đƣợc một số thành tựu trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch nghiên cứu xây dựng cải cách quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tƣ; ban hành chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu thủ CN. UBND tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban quản lý các KCN, Trung tâm khuyến công, khuyến nông và Ban chỉ đạo những vấn đề liên quan đến đầu tƣ; triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một đầu mối tại các sở, ban, ngành và UBND các cấp; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu cho các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị chuyên đề với các nhà đầu tƣ bàn biện pháp thúc đẩy đầu tƣ; tổ chức các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp để thông báo và xác nhận quan điểm và chủ trƣơng của tỉnh đối với công tác

105

thu hút đầu tƣ. Xây dựng Website của tỉnh và các Sở, ngành giới thiệu tiềm năng, cơ hội cũng nhƣ các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận. Tạo lập lòng tin của doanh nghiệp với chính quyền là chìa khoá trong thu hút đầu tƣ thành công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.8.6 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ngành công nghiệp là tổng thể các tiềm năng lao động của ngành công nghiệp, là nguồn lực con ngƣời đƣợc chuẩn bị ở các mức độ khác nhau và sẵn sàng tham gia lao động trong ngành công nghiệp. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp đƣợc xác định gồm có lực lƣợng lao động hiện có của ngành và lực lƣợng lao động tiềm năng cho ngành công nghiệp của tỉnh.

Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, chính quyền địa phƣơng đã ban hành chính sách ƣu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ cụ thể để khuyến khích đội ngũ cán bộ đi học. Bên cạnh đó cũng có các chế độ chính sách thu hút các chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh.

Tỉnh quan tâm đến đào tạo nghề, mức tăng dân số lao động có chuyên môn kỹ thuật bình quân giai đoạn 2001-2013 tăng từ 22,4% về tỷ lệ trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh, đƣa tổng số lao động qua đào tạo đạt 37,8%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23,5% cao hơn tỷ lệ bình quân của các tỉnh thuộc khu vực.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiêp, những năm qua tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và triển khai nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm từng bƣớc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp nhƣ: Xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá dạy nghề, hỗ trợ cho ngƣời lao động ở các khu vực có đất thu hồi học nghề, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về vấn đề đào tạo nghề, mở các chƣơng trình đào tạo nghề gắn với rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động,...

106

Các chính sách này chủ yếu tập trung vào việc nâng cao trình độ, nhận thức cho lao động, đặc biệt là lao động ở các khu vực có đất thu hồi. Những chính sách này đã có hiệu quả nhất định nhƣ: Mở rộng quy mô đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng dạy nghề, bƣớc đầu nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về học nghề, về tác phong và kỷ luật lao động trong công nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 111)