3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc).
Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khâu Lào Cai, cửa khâu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
3.1.1.2 Khí hậu và đặc điểm địa hình
- Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông không lạnh nhiều, nhiệt độ trung bình 23 oC, lƣợng mƣa trung bình 1600 - 1800mm, độ âm trung bình năm khoảng 85 - 87%. Căn cứ vào đặc điểm địa hình Phú Thọ có 4 tiểu vùng khí hậu sau.
53
Bảng 3.1. Tổng hợp một số đặc trƣng về khí hậu của Phú Thọ năm 2013
Chỉ tiêu Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tiểu vùng 4
Phạm vi vùng Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy
Hạ Hoà, Đoan Hùng, phía Bắc Thanh Ba và Cẩm Khê
Nam Thanh Ba, Bắc Phù Ninh, Cẩm Khê và thị xã Phú Thọ
Tam Nông, Lâm Thao và TP. Việt Trì
Nhiệt độ tb (0
C) 22,4 23,2 23,2 23,3
Lƣợng mƣa tb (mm/năm) 1.700 - 1.900 1.800 - 2.050 1.500 - 1.750 1.400 - 1.550
Số ngày mƣa (ngày/năm) 100 - 140 120 - 140 110 - 130 = 100
Phân bố mƣa Không đều, mƣa lớn nhất tháng 8, ít nhất tháng 12 đến tháng 1
Tƣơng đối đều Không đều Không đều
Lƣợng bốc hơi tb (mm/năm)
700 - 800 750 - 850 850 - 1.050 1.100 - 1.200
Một số đặc trƣng khác Đủ ẩm, mùa đông khô hạn 10 - 15 ngày có gió nóng Số ngày có sƣơng mù: 24 ngày/năm
Đủ ẩm, mùa đông đỡ khô hạn; 9 - 10 ngày có gió nóng. Số ngày có sƣơng mù: 9 - 10 ngày/năm ít ẩm, 10 - 12 ngày có gió nóng. Số ngày có sƣơng mù: 10 ngày/năm
ít ẩm, mùa đông khô hạn kéo dài; 9-12 ngày có gió nóng. Số ngày có sƣơng mù: 9 - 10 ngày/năm
54
- Đặc điểm địa hình: Địa hình tỉnh Phú Thọ đƣợc chia thành 2 tiểu vùng sau:
+ Tiểu vùng miền núi: Gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và một phần của huyện Cẩm Khê có diện tích tự nhiên 182.475,82 ha, dân số 418.266 ngƣời; có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 200-500 m. Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp, có nhiều dân tộc sinh sống nên việc khai thác tiềm năng cho phát triển công nghiệp còn hạn chế.
+ Tiểu vùng trung du đồng bằng: Gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Câm Khê, Hạ Hoà. Diện tích tự nhiên 169.489,50 ha, dân số 884.734 ngƣời, có độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 50 - 200m. Đây đang là tiểu vùng có tiềm năng nông lâm, khoáng sản đang đƣợc khai thác, là nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất khâu nhƣ: chè, đậu tƣơng, lạc v.v... là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị.
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tiềm năng về đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 3.533,30 km2, chiếm 1,5% diện tích cả nƣớc. Diện tích đất nông, lâm, thuỷ sản đến 2020 có thể đạt khoảng 59 nghìn ha trong đó 1,5 nghìn ha là diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Bảng 3.2. Thực trạng cơ cấu đất đai tỉnh Phú Thọ năm 2013
TT Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 353.330 100,0 1 Đất nông nghiệp 98.284 26,0 2 Đất lâm nghiệp 178.732 53,6 3 Đất ở và xây dựng 9.593 3,1 4 Đất chuyên dùng 27.035 8,4 5 Đất sử dụng mục đích khác 23.782 6,5 6 Đất chƣa sử dụng 15.904 4,2
55
Đất nông nghiệp: Là đất đƣợc dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: Là đất đƣợc dùng chủ yếu cho mục đích sản xuất lâm nghiệp hoặc nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp, bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Đất ở và xây dựng: Là đất dùng để làm nhà và xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống cả nông thôn và thành thị.
Đất chuyên dùng: Là đất đang sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, và đất ở bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.
Bảng trên thể hiện diện tích đất tự nhiên của tỉnh chủ yếu tập chung là đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp đây chính là tiềm năng để phát triển vùng nguyên, nhiên, vật liệu cho phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Với diện tích lƣu vực của 3 sông lớn là 14.575 ha, chứa một dung lƣợng nƣớc mặt rất lớn. Sông Hồng có chiều dài qua Phú Thọ là 96 km, lƣu lƣợng nƣớc cực đại, có thể đạt 18.000 m3/s ; sông Đà qua tỉnh là 41,5 km, lƣu lƣợng nƣớc cực đại 8.800 m3/s ; sông Lô qua tỉnh là 76 km, lƣu lƣợng nƣớc cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ đều chứa nguồn nƣớc mặt dồi dào.
+ Nguồn nước ngầm: Qua điều tra thăm dò nƣớc ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Hạ Hoà, nhƣng có lƣu lƣợng khác nhau. Ở Lâm Thao, Nam Phù Ninh có lƣu lƣợng nƣớc bình quân 30 l/s. Ở La Phù-Thanh Thuỷ có mỏ nƣớc khoáng nóng, chất lƣợng đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở ra triển vọng lớn cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh quy mô lớn.
56
-Tiềm năng về khoáng sản: Số liệu trong bảng dƣới đây cho thấy Phú Thọ không giàu về khoáng sản, nhƣng lại có Cao lanh, Fenspát, Talc, Quarzit, đá vôi, nƣớc khoáng nóng là lợi thế để Phú Thọ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp gốm sứ, xi măng và vật liệu xây dựng. Phú Thọ lại không xa các trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải phòng, Hải Dƣơng nên việc mở rộng liên doanh liên kết với các địa phƣơng trên để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là rất thuận lợi và cần thiết. Tuy nhiên phần lớn khoáng sản còn hiện nay đều phân bố ở khu vực phía Tây của tỉnh (hữu ngạn sông Hồng) nơi đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông nên việc đẩy mạnh khai thác trƣớc mắt sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3.3. Tổng hợp các loại khoáng sản đặc trƣng của Phú Thọ năm 2013
TT Tên khoáng sản ĐVT T. trữ lƣợng Trữ lƣợng công nghiệp Điều kiện KT Tổng Đã KT Chƣa KT
1 Kao lanh Tr.tấn 25,6 20,6 1,0 19,6 Thuận lợi 2 Fenspat Tr.tấn 5,0 4,0 0,5 3,5 Thuận lợi 3 Quarzit Tr.tấn 10,0 8,0 8,0 Thuận lợi 4 Talc Tr.tấn 0,1 0,07 0,07 Thuận lợi 5 Đá vôi Tr.tấn 935,0 900,0 2,0 898,0 Thuận lợi 6 Nƣớc khoáng nóng Triệu lít 48,0 45,0 2,5 42,5 Thuận lợi
57 - Tài nguyên rừng:
Tính đến năm 2013 toàn tỉnh có 178.732 ha đất lâm nghiệp, trong đó có rừng tự nhiên 58.989 ha, còn lại là rừng trồng. Trữ lƣợng gỗ ƣớc khoảng 3,5 triệu m3. Theo kết quả điều tra hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8. Hiện tại gỗ làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng đƣợc 30% yêu cầu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Nghề rừng đã thu hút gần 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh.