Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 121)

4.1.2.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 định hướng 2030

111

Phấn đấu đến năm 2020, đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hƣớng công nghệ cao.

- Giai đoạn đến 2015: Mở rộng và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có nhƣ: Ngành sản xuất bia, xi măng, sản xuất giấy, hóa chất,…tập trung đầu tƣ đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tƣ và phát triển công nghiệp trong giai đoạn sau.

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao nhƣ: Công nghiệp điện tử - bán dẫn và công nghệ thông tin; công nghiệp hóa và tân dƣợc; công nghiệp chế biến sâu về khoáng sản, nông lâm sản; vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghệ hỗ trợ.

- Giai đoạn 2021-2030: Tập trung đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hƣớng có hàm lƣợng công nghệ cao. Sắp xếp và tổ chức lại các sản xuất doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng theo hƣớng xử lý triệt để các vấn đề môi trƣờng, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững và thân thiện với môi trƣờng.

b, Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các mục tiêu của phƣơng án chọn của Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh phú Thọ đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008, việc luận cứ các mục tiêu phát triển cụ thể của công nghiệp Phú Thọ trong giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030, đƣợc xây dựng nhƣ sau:

- Giai đoạn đến năm 2015: Ngành công nghiệp tăng trƣởng bình quân khoảng 15%/năm. Đến năm 2015, VA ngành công nghiệp của tỉnh tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây

112

dựng) trong cơ cấu kinh tế đạt 35%; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt khoảng 50%.

- Giai đoạn 2021-2030: Dự báo nền kinh tế của tỉnh tăng trƣởng khoảng 11-12%/năm; trong đó, ngành công nghiệp có mức tăng trƣởng khoảng 11,5- 12,5%/năm. Với mục tiêu phát triển một cách bền vững, dần nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2030 tăng trƣởng khoảng 11-12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2030 gấp khoảng 3,2 lần so với 2020.

Với mục tiêu phát triển một cách bền vững, dần nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn ngành công nghiệp, dự kiến tỷ lệ VA/GO công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2011-2030 sẽ đạt khoảng 27-28%. Trên cơ sở đó, dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ tăng trƣởng tƣơng ứng khoảng 11%- 12%/năm trong giai đoạn 10 năm 2021-2030, qua đó giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 130.000-140.000 tỷ đồng vào năm 2030, gấp khoảng 3,2 lần so với giá trị dự báo và phấn đấu đạt năm 2020.

Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp như sau: 2011-2015 đạt 17 đến 18 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 đạt từ 28 đến 30 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2021-2030 đạt từ 100 đến 120 nghìn tỷ đồng.

4.1.2.2 Các định hướng chủ yếu phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, gắn với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để quy hoạch, phát triển vùng kinh tế động lực đã đƣợc xác định (Việt Trì, Phú Thọ, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông) làm nòng cốt, từ đó tạo sức mạnh lan tỏa ra các địa phƣơng xung quanh.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

113

Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ và hiệu quả cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp thân thiện với môi trƣờng.

Ƣu tiên đầu tƣ phát triển các cơ sở công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ.

Tăng nhanh tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế khu vực và thế giới.

a, Phát triển các ngành hàng công nghiệp.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, coi đây là khâu đột phá cho phát triển công nghiệp cho cả thời kỳ 2011-2020. Các ngành điện, điện tử, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phƣơng, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tƣ từ bên ngoài. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống nhƣ gỗ, giấy, chế biến lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy.

- Công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá (sản xuất các thiết bị tự động, rô-bốt), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp.

- Công nghiệp cơ khí: Phát triển ngành trở thành nòng cốt cho sự nghiệp CNH-HĐH với sự đầu tƣ tập trung của nhà nƣớc; phát triển một số chủng loại sản phẩm cơ khí trọng điểm có năng lực cạnh tranh cao, vừa đáp ứng nhu cầu

114 trong nƣớc vừa tham gia xuất khẩu.

-Công nghiệp chế biến: Phát triển ngành theo định hƣớng chế biến sâu, thảo mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trƣờng trong nƣớc, đồng thời hƣớng xuất khẩu tối đa.

b, Phát triển các sản phẩm công nghiệp

Sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất công nghiệp Phú Thọ trong những năm tới đến 2020 vẫn là những sản phẩm truyền thống. Ngoài ra có một số năng lực và sản phẩm mới tăng đáng kể dự báo trong những năm tới sẽ tham gia vào giá trị của ngành công nghiệp là: Sản phẩm điện tử công nghệ cao của nhà máy sản xuất nhãn nổi ép khuôn laser (đầu tƣ 8 triệu USD); dự án nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy (đầu tƣ 200 triệu USD); dự án sản xuất dƣợc phẩm. Một yếu tố thuận lợi là giá thành một số nguyên liệu đầu vào nhập khẩu có xu hƣớng giảm do hiệp ƣớc thƣơng mại khi hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

Hƣớng phát triển cho sản phẩm công nghiệp trong những năm tới đến 2020 là: Giữ vững nhịp độ tăng trƣởng sản xuất; ổn định thị trƣờng đã có, tìm kiếm thêm các đối tác mới thị trƣờng mới, trong đó chú trọng thị trƣờng nội địa. Đẩy nhanh các dự án đầu tƣ mới để đƣa nhanh sản phẩm vào tiêu thụ, khi đó mới tăng đƣợc giá trị sản xuất lên.

c, Phát triển công nghiệp nông thôn.

Củng cố và phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn hiện có, phát triển các ngành nghề mới. Khuyến khích liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ thành cụm, nhóm cơ sở để tăng khả năng huy động vốn, đầu tƣ phát triển và hình thành mạng lƣới vệ tinh cho các ngành công nghiệp của tỉnh.

Phát triển nông thôn mới trên cơ sở thúc đẩy phát triển các nghề chế biến nông, lâm sản, lƣơng thực, thực phẩm tại các vùng nguyên liệu, chú ý khâu sơ chế và bảo quản tại chỗ.

115

Nghiên cứu chế tác các sản phẩm mang dấu ấn Hùng Vƣơng phục vụ du khách thập phƣơng khi hành hƣơng về cội nguồn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế hoặc địa phƣơng khác đến để đầu tƣ mới hoặc khôi phục một số ngành nghề có khả năng bị mai một nhƣng nhu cầu xã hội cần, hoặc một số ngành nghề truyền thống quy mô nhỏ.

Tiếp tục củng cố, phát triển xây dựng một số làng nghề truyền thống đạt tiêu chí làng nghề nông thôn. Phát triển làng nghề cần gắn với bảo vệ môi trƣờng và xây dựng thƣơng hiệu làng nghề.

Hƣớng phát triển chủ yếu công nghiệp nông thôn là: Đan lất xuất khẩu; chế biến các snar phẩm TTCN mang dấu ấn đất Tổ; sản xuất và chế biến chè; chiến biến mì, bún bánh; chế biến rau quả; sản xuất mành dệt; hàng thủ công mỹ nghệ-vàng mã; sản xuất gỗ.

d, Phát triển các khu công nghiệp tập trung.

Trong những năm tới, tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng các Khu Công nghiệp đã quy hoạch đầu tƣ xây dựng; đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp và tạo sức hấp dẫn thu hút các dự án công nghiệp, góp phần giảm bớt mức chênh lệch giữa các vùng và góp phần tăng trƣởng kinh tế, công nghiệp toàn tỉnh.

Sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên các khu công nghiệp có khả năng cao hơn trong việc thu hút các dự án đầu tƣ và tập trung hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các công trình bên ngoài hàng rào có liên quan.

Hƣớng phát triển tại các KCN là: Hoàn thành các dự án theo đúng kế hoạch. Xúc tiến mạnh hơn nữa việc mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ theo định hƣớng phát triển ngành nghề, sản phẩm công nghiệp của tỉnh, lấp đầy ngay diện tích khi hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện các khu công nghiệp tập trung một các thông thoáng, khoa học, tiên tiến đáp ứng ngày càng tốt hơn cho quá trình kinh tế hội nhập. Giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm

116

môi trƣờng. Tiếp tục nghiên cứu quy hoạch thêm một số khu công nghiệp mới .

e, Phát triển khu CN làng nghề, cụm CN vừa và nhỏ.

Đi đôi với việc xây dựng KCN tập trung, đồng thời trên cơ sở hoàn thiện và phát triển 22 KCN làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ hiện có, đến năm 2020, Phú Thọ cần hoàn thiện quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện, có quy mô từ 5-20 ha, thu hút những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

Quy hoạch mở rộng và quy hoạch mới các KCN làng nghề, cụm công nghiệp để đến 2020 trên địa bàn tỉnh cần có các KCN làng nghề, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phƣơng đầu tƣ phát triển, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở vùng nông thôn, thực hiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.

4.2 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)