Chính sách thương mại thị trường

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 99)

Căn cứ vào các chính sách từ Trung ƣơng, mà chính quyền cấp tỉnh Phú Thọ ban hành các chính sách có hiệu lực, phù hợp tại địa phƣơng nhƣ: Các quyết định, quy định, quy chế,... thuộc lĩnh vực ngành nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại địa phƣơng.

Sở Công Thƣơng Phú Thọ đã tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách nhƣ Quy chế xét thƣởng khuyến khích xuất khẩu; hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ - kinh doanh: Theo hƣớng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tƣ và Trung tâm xúc tiến Thƣơng mại nhằm hƣớng dẫn nhà đầu tƣ về quy trình, thủ tục đầu tƣ, tƣ vấn, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, thuê đất, giải phóng mặt bằng, thuế, lao động, sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá,... Xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tƣ, ban hành danh mục các dự án gọi vốn FDI giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011-2013. Giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Phú Thọ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên trang website, các báo, tạp chí của Trung ƣơng và địa phƣơng…

89

Các chính sách của tỉnh đề ra sát với tình hình thực tế tại địa phƣơng, hỗ trợ cho doanh nghiệp kịp thời để thúc đẩy công nghiệp Phú Thọ phát triển, cụ thể nhƣ sau:

- Các hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh bao gồm bán buôn, bán lẻ, đều có mức tăng trƣởng khá, góp phần quan trọng thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh. Ngành Thƣơng mại đóng góp vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cƣ. Thị trƣờng hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, một số mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các loại dịch vụ gắn liền với lƣu thông hàng hoá tăng nhanh, thúc đẩy sản xuất phục vụ đời sống.

- Thị trƣờng Phú Thọ thực sự là thị trƣờng của nhiều thành phần kinh tế tham gia, đa dạng hoá kinh doanh. Doanh nghiệp quốc doanh đã thích ứng dần với cơ chế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh đa dạng, khâu bán buôn là chính và kinh doanh những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong bán lẻ, đóng góp tích cực vào các hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng.

- Song song với sự phát triển của các hoạt động thƣơng mại dịch vụ, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động cũng có nhiều biến đổi, đặc biệt trong những lĩnh vực phục vụ các hoạt động bán lẻ và dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh đã bƣớc đầu hình thành một số cụm thƣơng mại ở các thị trấn, thị tứ gần các trục đƣờng giao thông, hệ thống chợ dần đƣợc cải tạo và phát triển, các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu buôn bán thuận tiện của dân cƣ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, tình hình thị trƣờng và hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ những hạn chế:

90

nhỏ so với cả nƣớc. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển biến chậm nặng về xuất thô theo phƣơng thức thu gom, chƣa tạo đƣợc vùng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao. Mặt khác, việc tổ chức khai thác hàng hoá trong tỉnh và đầu tƣ cùng với ngƣời sản xuất để có nguồn hàng xuất khẩu ổn định chƣa nhiều, chủ yếu là khai thác hàng ngoài tỉnh nên việc tham gia thúc đẩy sản xuất tại địa phƣơng bị hạn chế.

- Thị trƣờng hàng hoá và số lƣợng các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh nhƣng mang nặng tính tự phát, vốn ít, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh bị hạn chế. Các doanh nghiệp quốc doanh thiếu vốn, cơ sở vật chất chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng, mạng lƣới thu hẹp dần, ngành hàng kinh doanh cũng thu hẹp.

Nhóm hàng nông sản thực phẩm chƣa đƣợc chú trọng, hoạt động phân tán, hiệu quả kinh doanh thấp, vai trò chủ đạo còn mờ nhạt.

- Hoạt động kinh doanh thƣơng mại mới tập trung vào việc đáp ứng đầu vào sản xuất và tiêu dùng, việc tìm kiếm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, việc tiếp thị hƣớng sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng để giải quyết đầu ra cho sản xuất còn hạn chế, chƣa tạo đƣợc mối quan hệ thƣơng mại chặt chẽ gắn bó giữa thƣơng nghiệp và sản xuất, giữa các doanh nghiệp Phú Thọ và các tỉnh, vùng. Các đơn vị có xu hƣớng kinh doanh tổng hợp nhƣng lại thiếu hợp tác phối hợp để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Các cụm thƣơng mại, hệ thống chợ, cửa hàng, quầy hàng phát triển nhƣng tính ổn định và đồng bộ còn nhiều hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại còn bất cập, việc phân giao trách nhiệm chƣa rõ ràng, hiệu lực quản lý còn nhiều hạn chế. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ từ tỉnh đến cơ sở chƣa đƣợc quan tâm, việc thông tin nắm bắt thị trƣờng, nghiên cứu khảo sát thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế còn hạn chế. Chƣa có những chính sách bình ổn giá cả hợp lý, cùng với những yếu tố tác động khác, tác động tới chi phí đầu vào của nhiều sản phẩm và giá

91

cƣớc vận chuyển tăng, từ đó tạo sức ép nên giá cả nhiều mặt hàng trên thị trƣờng có chiều hƣớng tăng.

- Hoạt động xúc tiến thƣơng mại vẫn còn manh mún, chủ yếu tập trung về liên kết đào tạo, xúc tiến ở trong nƣớc, chƣa đi sâu vào thị trƣờng nƣớc ngoài. Công tác phổ biến, hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các địa phƣơng chuẩn bị thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trƣờng còn nhiều hạn chế.

- Các cấp, các ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp chƣa chủ động và thực sự quan tâm đến sự phát triển du lịch, việc quy hoạch khu, tuyến điểm, hạ tầng du lịch trọng điểm còn chậm. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chƣa đƣợc coi trọng, hình thức chƣa phong phú, nội dung nghèo nàn; Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)