Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 105)

Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một quốc gia hay một địa phƣơng. Đó chính là nguồn lực con ngƣời đƣợc chuẩn bị ở các mức độ khác nhau và sẵn sàng tham gia lao động. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp đƣợc cấu thành từ hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là lực lƣợng lao động hiện có của ngành công nghiệp; yếu tố thứ hai đó là những khả năng cung cấp lực lƣợng lao động cho ngành công nghiệp.

Một vấn đề quan trọng trong đánh giá nguồn nhân lực ngành công nghiệp đó là vừa phải đánh giá lực lƣợng lao động hiện có, vừa phải đánh giá những yếu tố giữ vai trò là nguồn cung lao động cho ngành công nghiệp. Nhìn chung, việc đánh giá hai yếu tố nói trên tƣơng đối giống nhau, kể cả về số lƣợng và chất lƣợng, điểm khác ở đây là đánh giá những yếu tố giữ vai trò nguồn cung lao động cho ngành công nghiệp có tính tiềm năng, chƣa hiện thực mà dƣới dạng khả năng; vì vậy, khi đánh giá phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dự báo, động thái thay đổi của các yếu tố.

Giá cả sức lao động trên địa bàn Phú Thọ thấp hơn nhiều so với thành phố Hà Nội là một lợi thế so sánh cho các doanh nghiệp sử dụng lao động. Cùng với những thuận lợi nêu trên, trình độ học vấn của các nhóm trong lực lƣợng lao động tƣơng đối cao và tạo thuận lợi cho phát triển.

Chính quyền địa phƣơng đã ban hành chính sách ƣu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ tài chính cụ thể để khuyến khích đội ngũ cán bộ đi học và thu hút các chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh. Để tránh xảy ra những áp lực bất lợi đối với ngƣời lao động tại các khu công nghiệp tập trung,

95

tỉnh đã quy hoạch và xây dựng các khu nhà ở, tạo điều kiện cho công nhân có chỗ ở tốt, khuyến khích ổn định công việc và đời sống.

Yếu tố con ngƣời có tính quyết định đối với quá trình phát triển. Khác với các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, tài nguyên con ngƣời càng đƣợc đầu tƣ và khai thác thì càng làm gia tăng giá trị. Phú Thọ đã quan tâm phát huy yếu tố con ngƣời nhằm làm gia tăng lợi thế so sánh ở từng yếu tố hay từng lĩnh vực đem lại.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng tăng trƣởng, tăng mức sống dân cƣ trong quá trình công nghiệp hoá; chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động giữa các ngành và tăng nhanh tỷ lệ đào tạo sẽ khắc phục bất lợi thế, tăng lợi thế so sánh và còn góp phần vào ổn định xã hội - đó chính là tạo một lợi thế so sánh mới trong giai đoạn sau. So với các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ có sự chuyển dịch nhanh hơn và đây cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc phát huy lợi thế so sánh.

Biểu 3.17. Số lƣợng lao động làm việc trong ngành công nghiệp

Đơn vị: Lao động

Các chỉ tiêu 2000 2005 2010 2013

Tổng số lao động công nghiệp 56.813 66.054 98.410 111.222 I.Khu vực kinh tế trong nƣớc 53.335 56.889 70.684 74.053

1.Nhà nƣớc 21.165 13.665 9.903 9.381

+ Trung ƣơng quản lý 14.399 11.282 8.762 8.378 + Địa phƣơng quản lý 6.766 2.383 1.141 1.003 2. Ngoài nhà nƣớc 32.170 43.224 60.781 64.672 II. Khu vực kinh tế có vốn FDI 3.478 9.165 27.726 37.169

96

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 105)