Nguồn nhân lực của tỉnh cả về số lƣợng và chất lƣợng hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển công nghiệp, trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng thấp so với cả nƣớc. Những năm gần đây, ngoài việc thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ thuật, đã xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ lao động phổ thông ở một số ngành thu hút nhiều lao động nhƣ may mặc, giày dép, chế biến gỗ. Trong khi đó, theo mục tiêu phát triển đã xác định, riêng nhu cầu lao động công nghiệp Phú Thọ năm 2015 là rất lớn.
Để đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng về vấn đề xã hội, giáo dục, do tăng dân số cơ học, về phía địa phƣơng cần:
- Có chính sách tác động mạnh nâng cao trình độ dân trí và năng suất lao động trong nông nghiệp để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang đáp ứng
134
nhu cầu lao động công nghiệp thông qua các chƣơng trình khuyến nông, khuyến công, công nghệ sinh học, công nghiệp phục vụ nông nghiệp,... thực tế ở nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy, tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục, văn hoá.
- Nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp đòi hỏi ở cả hai mặt chất lƣợng và số lƣợng, do đó cần có kế hoạch và chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân có kỹ năng chuyên nghiệp ngang tầm nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ chuyên gia phải vững về chính trị, có kỹ năng chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ, tin học và đƣợc trang bị cơ bản kiến thức về pháp luật, quản lý Nhà nƣớc, giao dịch quốc tế, để đủ sức thẩm định chọn lựa công nghệ mới du nhập theo chuyên ngành đƣợc đào tạo và có khả năng đàm phán cùng có lợi giữa đôi bên trong quan hệ hợp đồng, hợp tác sản xuất kinh doanh với bên ngoài.
- Thƣờng xuyên giáo dục tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân và đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động thông qua tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, nhất là đối với công nhân khu vực ngoài quốc doanh và đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ quản lý, kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các hoạt động tham quan, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm ở nƣớc ngoài đƣợc tỉnh chấp thuận.
- Nghiên cứu xây dựng chính sách về thu hút nhân tài, chính sách nuôi dƣỡng, hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tƣơng lai, quan tâm thu hút đội ngũ chuyên gia lành nghề, các nhà nghiên cứu khoa học.
Về phía các doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lƣợc đào tạo lao động trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh, xác định nhân tố con ngƣời là hết sức quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp giai đoạn mới. Lao động phải đảm bảo cả hai mặt chất lƣợng và số lƣợng, có khả năng thích ứng với nền
135 kinh tế thị trƣờng.
Quá trình tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình lâu dài. Giáo dục, đào tạo chịu ảnh hƣởng lớn trong điều kiện nền kinh tế thấp, mới chuyển sang cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta. Song bản thân nó đang đƣợc coi là giải pháp đột phá cho phát triển của đất nƣớc, rút ngắn trình độ phát triển của các quốc gia. Nhƣ vậy, các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm nhiều hình thức, chế độ giáo dục: Giáo dục bắt buộc tại các trƣờng phố thông, giáo dục tại gia đình và giáo dục đào tạo tại các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, do ngân sách tỉnh Phú Thọ chƣa cân đối đƣợc thu, chi, trông chờ vào trợ cấp của Trung ƣơng nên kinh phí đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo mới đáp ứng các định mức tối thiểu, đào tạo nghề rất hạn chế.
Do đó, trong thời gian tới cần xác định một tỷ lệ thoả đáng trong ngân sách thu để bố sung cho hoạt động giáo dục đào tạo. Đồng thời để nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao, cần áp dụng rộng rãi loại hình đào tạo tại doanh nghiệp theo 3 nội dung cơ bản: Tác phong hóa, thực tế hoá và tập đoàn hoá (phát huy sức mạnh của tập thể) và với các hình thức; đào tạo trực tiếp tại chỗ; đào tạo thông qua định kỳ luân phiên đối việc. Đào tạo tại doanh nghiệp góp phần khắc phục khiếm khuyết trong đào tạo ở nhà trƣờng, trực tiếp tác động và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động theo hƣớng này trên cơ sở sớm xây dựng chiến lƣợc phát triển nhân lực của tỉnh và thực hiện rộng rãi thông tin, thị trƣờng lao động, điều tra cơ bản về ngành nghề và hỗ trợ đào tạo trƣớc tuyển dụng, nhất là ở các khu công nghiệp. Trong chiến lƣợc phát triển nhân lực, quá trình tuần tự theo 4 giai đoạn: Giai đoạn đặt nền móng; giai đoạn phát triển số lƣợng; giai đoạn nâng cao chất lƣợng; giai đoạn tiên tiến về chất lƣợng.
136
Với mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã xác định, cần rút ngắn giai đoạn phát triển nguồn nhân lực kể trên; kết hợp ngay giai đoạn phát triển số lƣợng và giai đoạn nâng cao chất lƣợng và hƣớng phát triển một bộ phận đến giai đoạn tiên tiến. Cơ cấu phát triển nhƣ vậy mới đảm bảo phát huy lợi thế so sánh, phát triển các ngành mới, có hàm lƣợng chất xám cao, các ngành dịch vụ quan trọng, đi nhanh tới hiện đại. Để thực hiện việc phát triển nhân lực kết hợp, rút ngắn giai đoạn nhƣ trên, yếu tố quan trọng là phải đào tạo cán bộ quản lý đạt trình độ cao, ƣu đãi, thu hút và sử dụng nhân tài. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh còn yếu kém, chịu ảnh hƣởng nhiều của cơ chế cũ, chậm đối mới, chƣa thấy rõ đƣợc tƣ tƣởng thân thiện doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tính đột phát trong quản lý. Do đó, tỉnh cần xây dựng chiến lƣợc và kiên quyết đổi mới đội ngũ cán bộ; xây dựng chƣơng trình đào tạo doanh nhân, thu hút, đào tạo các chuyên gia giỏi; thực hiện chính sách phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng trẻ tuổi.