Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 80)

Trong khi cơ cấu kinh tế cả nƣớc có sự chuyển dịch đảo chiều thì cơ cấu kinh tế Phú Thọ vẫn chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP cả nƣớc tăng, và tỷ trọng giá trị công nghiệp cả nƣớc giảm 1,18%, thì ngƣợc lại, kinh tế của Phú Thọ vẫn vận động theo đúng quy luật của sản xuất lớn, tức tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm; còn tỷ trọng giá trị công nghiệp tănng. Trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực.

Trong giai đoạn 2001-2005, nhóm ba ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; chế biến gỗ, giấy và ngành hóa chất phân bón là ba ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (chiếm 66,8% năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng của nhóm ba ngành công nghiệp này có xu hƣớng giảm dần (hiện chiếm 53,4%) do nhóm ngành công nghiệp sản xuất kim loại, cơ khí chế tạo và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển khá mạnh, tỷ trọng của nhóm 02 này tăng từ 15,0% năm 2005 lên 30,5% năm 2010.

Trong giai đoạn 2011-2013 nhóm ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ là các ngành: Công nghiệp sản xuất VLXD; công nghiệp cơ khí chế tạo và sản xuất kim loại; công nghiệp hóa

70

chất - phân bón và ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm với tỷ trọng chiếm 71,1% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Tỷ trọng của ngành dệt may - da giày trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vẫn duy trì ổn định ở mức 14-15%.

Bảng 3.11. Cơ cấu sản xuất công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2013

Đơn vị : % (giá cố định) TT Cơ cấu các ngành CN 2000 2005 2010 2013 1 CN khai thác khoáng sản 1,5% 1,2% 2,6% 2,4% 2 CBNS, thực phẩm, đồ uống 19,4% 22,1% 16,4% 17,5% 3 CN chế biến gỗ, giấy 25,1% 22,1% 15,9% 16,3% 4 CN sản xuất VLXD 10,5% 10,9% 15,9% 16,9% 5 CN Hóa chất 21,5% 22,5% 21,9% 19,6% 6 CN Dệt may - da giày 14,0% 15,6% 15,3% 15,6%

7 Chế tạo máy và gia công KL 6,0% 4,1% 10,06% 10,5%

8 CN Khác 0,13% 0,13% 0,16% 0,08%

9 CN sản xuất và PP điện, nước, ga, khí đốt, xử lý rác thải

1,74% 1,1% 0,96% 0,85%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: NGTK tỉnh Phú Thọ

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp cho thấy có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao (các ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng trong giai đoạn 2011-2013 là: Ngành công nghiệp sản xuất kim loại, chế tạo máy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành hóa chất). Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu của ngành có giá trị gia tăng cao vẫn còn chậm.

71

Trong thời gian tới, ngành công nghiệp Phú Thọ sẽ có nhiều cơ hội để có những bƣớc phát triển cao hơn, cùng với ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và ngành chế biến gỗ, các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành hóa chất, phân bón sẽ có cơ hội phát triển và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh và sẽ tạo những tác động mạnh tới quá trình phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh nói chung.

3.1.5.1 Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản

Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản trên địa bàn đã góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp của tỉnh. Theo thống kê, hiện có gần 350 cơ sở sản xuất với hơn 3.703 lao động chiếm trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp với lao động, chiếm 84% trong tổng lao động ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác khoáng sản năm 2010 đạt 275,7 tỷ đồng (giá so sánh 1994), đạt tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2006-2010 là 28,4% cao hơn giai đoạn trƣớc đã đạt là 9,5% và cao hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình của toàn ngành công nghiệp tỉnh là 12,6%; Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 350 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 9,0%/năm.

3.1.5.2 Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

Ngành chế biến nông sản, thực phẩm đồ uống chiếm một vị thế quan trọng trong công nghiệp tỉnh Phú Thọ. Số cơ sở sản xuất trên địa bàn năm 2013 là 8.300 cơ sở sản xuất với hơn 16.100 lao động, chiếm 16,4% lao động toàn ngành công nghiệp. Trong số các cơ sở sản xuất có 81 doanh nghiệp với gần 6.000 lao động, chiếm trên 75% lao động của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.

Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.001 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011-2013 là 11% tăng so với giai đoạn 2006-2010 đạt 7,4%.

72

Giai đoạn 2011-2013 tỷ trọng của ngành có xu hƣớng tăng nhẹ trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh từ 16,4% năm 2010 tăng 17,5% năm 2013.

-Ngành chế biến chè:

Tỉnh Phú Thọ là một trong ba tỉnh của cả nƣớc có diện tích và sản lƣợng chè lớn nhất (sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên). Hiện tỉnh có khoảng 15.600 ha trồng chè với sản lƣợng đạt trên 111.600 tấn, gấp 1,6 lần mức đạt năm 2005. Cây chè đang đƣợc trồng chủ yếu tại 6 huyện là Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, với gần 82% tổng diện tích toàn tỉnh.

Trên địa bàn có 70 doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến chè công nghiệp và khoảng 700 cơ sở chế biến chè xanh thủ công. Nếu cân đối giữa sản lƣợng chè búp tƣơi và công suất chế biến của các ơ sở sản xuất thì sản lƣợng chè chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 30-35% năng lực sản xuất của các cơ sở chế biến cao. Nên nhiều nhà máy phải thu mua thêm nguyên liệu chè sơ chế của các địa phƣơng xung quanh để chế biến thành phẩm.

- Sản xuất đồ uống:

Sản phẩm Bia: Hiện trên địa bàn tỉnh có bốn nhà máy sản xuất bia, theo thống kê năm 2013 sản lƣợng bia toàn tỉnh đạt 52,9 triệu ít bia tăng 13,7% so với năm 2005 (đạt 46,5 triệu lít). Khi các dự án nhà máy bia của toàn tỉnh hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất thì tổng sản lƣợng bia có thể đạt 130 triệu lít/năm

Sản phẩm rượu: Sản lƣợng rƣợu toàn tỉnh năm 2013 đạt 12,7 triệu lít gấp 1,7 lần so với năm 2005 và đạt tăng trƣởng 11,1%/ năm trong giai đoạn 2011- 2013.

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Sản xuất thức ăn chăn nuôi của tỉnh hiện có hai cơ sở sản xuất đáng chú ý là Công ty CP sản xuất thức ăn chăn

73

nuôi Kovi với công suất 14.000 tấn/năm và xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc (Tổng Công ty bia rƣợu Hùng Vƣơng).

3.1.5.3 Ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy

Ngành chế biến gỗ, giấy chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp tỉnh Phú Thọ với số cơ sở sản xuất trên địa bàn là 8.234 cơ sở. Số lao động của ngành chế biến gỗ, giấy hiện đứng thứ hai trong cơ cấu lao động công nghiệp lao động công nghiệp toàn tỉnh. Theo thống kê, hiện số lao động của ngành là 23.241 lao động chiếm 23,6% lao động công nghiệp toàn tỉnh. Trong đó có 86 doanh nghiệp với gần 6.380 lao động.

3.1.5.4 Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với lợi thế về nguồn nguyên liệu, thị trƣờng tiêu thụ, vốn đầu tƣ không lớn; hiên công suất sản xuất các cơ sở gạch tuynen là 144 triệu viên; đầu tƣ chiều sâu nâng sản lƣợng của các cơ sở mới xây dựng gồm: Thanh Hà, Thanh Ba, Thanh Phƣơng, Hƣơng Nộn, Phụ Khánh, Lâm Thao, Soi Cả, Tuy Lộc lên 1,5 lần so với công suất thiết kế để có sản lƣợng tăng thêm là: 31 triệu viên; xây dựng mới và mở rộng sản xuất các cơ sở gạch tuynen và gạch không nung với công suất tăng thêm 39 triệu viên/năm.

3.1.5.5 Ngành công nghiệp hóa chất

Các sản phẩm chủ yếu đóng góp lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của ngành hóa chất là: Phân NPK 576.000 tấn, xút NaOH 266.000 tấn, xà phòng giặt 720.000 tấn…

Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.360,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong gia đoạn 2011-2013 đạt 11,7%/năm tăng so với giai đoạn 2006-2010 đạt 9,5%/năm thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005 là 15,1%/năm. Tỷ trọng của ngành hiện chiếm 19,6%/năm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (giá cố định năm 1994).

74

Ngành công nghiệp hóa chất của tỉnh là một ngành có vị trí quan trọng trong công nghiệp của tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2000-2013, ngành đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận và là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong các phân ngành công nghiệp của tỉnh. Một số sản phẩm tốc độ tăng trƣởng ổn định và cao nhƣ sản phẩm xà phòng giặt, xút NaOH…

3.1.5.6 Ngành công nghiệp Dệt may - Da giày

Số cơ sở sản xuất ngành Dệt may-Da giày trên địa bàn tỉnh đến năm 2013 là 1.179 cơ sở, trong đó có 47 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, 08 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một doanh nghiệp sản xuất giày thể thao. Quy mô lao động trung bình của mỗi doanh nghiệp có khoảng 567 ngƣời.

Sản phẩm chính của ngành Dệt may-Da giày của tỉnh năm 2013 bao gồm: Sợi toàn bộ 750.000 tấn; vải thành phẩm 1.500 triệu m2; quần áo may sẵn 2850 triệu sản phẩm; Giày da các loại 644.000 đôi…

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.850 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) với tốc độ tăng trƣởng giai đoạn là 12,0%/năm thấp hơn giai đoạn 2006-2010 là 12,6%/năm và giai đoạn 2001-2005 là 16,5%/năm. Tỷ trọng của ngành hiện đang chiếm 15,6% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.

3.1.5.7 Ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy và sản xuất cơ khí

Số cơ sở sản xuất của ngành trên địa bàn năm 2013 là 1.395 cơ sở sản xuất với 5.629 lao động chiếm 5,7% lao động của công nghiệp toàn tỉnh. Trong số các cơ sở sản xuất có 61 doanh nghiệp với gần 3.020 lao động.

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.370 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tốc độ tăng trƣởng giai đoạn là 13%/năm. Tỷ trọng của ngành hiện chiếm 10,5% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.

Nhìn chung, khả năng thu hút đầu tƣ vào ngành cơ khí, chế tạo máy và sản xuất kim loại của tỉnh trong thời gian đƣợc đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, cần có một số cơ chế chính sách đặc thù của ngành để hỗ trợ thêm sự phát

75

triển bền vững và hiệu quả, nhƣ các chính sách về lao dộng địa phƣơng, chính sách đền bù đát đai mở rộng sản xuất, chính sách hỗ trợ phát triển thị trƣờng, chính sách phát triển nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng…

3.1.5.8 Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện

Tỉnh Phú Thọ có nguồn cung cấp đện khá đa dạng, hiện chủ yếu phụ tải của tỉnh đƣợc cấp từ nguồn điện nhập khẩu và ỗ trợ từ các nhà máy thủy điện Thác Bà, nhiệt điện của các nhà máy Giấy Bãi Bằng, Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và nhà máy xi măng Lâm Thao.

Năm 2013 điện thƣơng phẩm toàn tỉnh đạt 2.470 triệu kWh, trong đó: ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 70,8%; nông, lâm, thủy sản 0,32%; Thƣơng mại-dịch vụ 1,06%; quản lý tiêu dùng dân cƣ và thành phần khác là 27,82%. Tốc độ tăng trƣởng điện giai doạn 2000-2013 là 15,1%.

3.1.5.9 Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn

- Khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 3 khu công nghiệp tập trung đƣợc Chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp tập trung của cả nƣớc (khu công nghiệp Thụy Vân, khu công nghiệp Phú Hà, khu công nghiệp Phù Ninh) và 6 khu công nghiệp đã đƣợc tỉnh phê duyệt trong quy hoạch tổng thể (khu công nghiệp Trung Hà, khu công nghiệp Tam Nông, khu công nghiệp Hạ Hoà; khu công nghiệp Cẩm Khê, khu công nghiệp Lâm Thao, khu công nghiệp Thanh Thuỷ). Hiện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động và 7 khu công nghiệp dự kiến thành lập giai đoạn đến năm 2020, định hƣớng 2030.

Khu công nghiệp Thụy Vân với diện tích 306 ha đƣợc thành lập năm 1997 cơ bản lấp đầy giai đoạn II hiện có 44 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 doanh nghiệp đã đăng ký đầu tƣ. Khu công nghiệp Trung hà với 226 ha đƣợc thành lập năm 2005, hiện có 01 doanh nghiệp đang hoạt động và 11 doanh nghiệp đăng ký đầu tƣ.

76

Bảng 3.12. Thực trạng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2013

TT Hạng mục Quy mô

(ha)

Diện tích đã thuê Tỷ lệ lấp đầy(%)

1 KCN Thụy Vân

306 179,5 81

2 KCN Trung Hà 226 48,5 56

3 KCN Phù Ninh 100 20 35

Nguồn: Sở Công Thương Phú Thọ - Cụm công nghiệp: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp đƣợc thành lập trong 21 cụm công nghiệp đƣợc Quy hoạch đó là: Cụm công nghiệp Phƣợng Lâu 1, cụm công nghiệp Phƣợng Lâu 2, cụm công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ, cụm công nghiệp Sóc Đăng, cụm công nghiệp Nam Thanh Ba, cụm công nghiệp thị trấn Sông Thao, cụm công nghiệp thị trấn Hạ Hòa, cụm công nghiệp Hoàng Xá, cụm công nghiệp Lƣơng Sơn, cụm công nghiệp Giáp Lai - Thạch Khoán, hầu hết các cụm công nghiệp đã thành lập hiện nay tỷ lệ lấp đầy rất thấp chỉ khoảng 30 - 60% , một số CCN tỷ lệ lấp đầy chỉ có khoảng 10%, nguyên nhân của hiện trạng này ngoài việc do khủng hoảng kinh tế việc kêu gọi đầu tƣ là hết sức khó khăn, còn có những yếu tố khác nhƣ: vị trí địa lý của các CCN đó xa trung tâm của tỉnh, xa thành phố Hà Nội - là một yếu tố làm tăng chi phí nếu các DN hoạt động ở đó. Phần khác có thể còn do chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh chƣa hấp dẫn.

77

Bảng 3.13. Thực trạng các cụm công nghiêp (CCN) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2013

TT Hạng mục Quy mô (ha) Tỷ lệ lấp đây

(%) 1 CCN Đồng Lạng 41,7 60 2 CCN Bạch Hạc 300 60 3 CCN Phƣợng Lâu 2 25 80 4 CCN thị trấn Lâm Thao 100 22 5 CCN-TTCN Sóc Đăng 100 10 6 CCN Nam Thanh Ba 60 10 7 CCN thị trấn Hạ Hòa 50 10 8 CCN Hoàng Xá 30 20 9 CCN-TTCN Lƣơng Sơn 50 10 10 CCN Giáp Lai 50 40

3.1.5.10 Ý kiến về phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ qua phiếu điều tra

Theo kết quả điều tra thể hiện trong bảng 3.14 một số yếu tố đƣợc các cơ sở đánh giá thuận lợi nhƣ: Mục tiêu chiến lƣợc phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ có 58,7% ngƣời trả lời cho rằng rất thuận lợi, 25% cho rằng thuận lợi; Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ dài hạn có 70,2% ngƣời trả lời cho rằng rất thuận lợi, 27,4% cho rằng thuận lợi, các chính sách về phát triển khoa học công nghệ có 42,3% ngƣời trả lời cho rằng rất thuận lợi, 28,8% cho rằng thuận lợi và tƣơng tự là chính sách thuê đất của nhà nƣớc và của tỉnh cung rất thuận lợi.

78

Một số chính sách đƣợc đánh giá không thuận lợi đó là: Chính sách bảo hộ thƣơng hiệu 29,3% ngƣời trả lời cho rằng nó chỉ ở mức trung bình, 35,6% cho rằng chính sách bảo hộ thƣơng hiệu là khó khăn.

Bảng 3.14. Tổng hợp ý kiến của các cơ sở công nghiệp về các chính sách cho sản xuất của cơ sở SX công nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2013

Đơn vị:% Chỉ tiêu Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Khó khăn Rất khó khăn 1.1 Mục tiêu chiến lƣợc phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp)

58,7 25,0 9,1 5,8 1,4

1.2. Thuận lơi, khó khăn trong quy hoạch PTCN tỉnh Phú Thọ dài hạn

70,2 27,4 2,4 0

1.3. Chính sách thuế của Nhà nƣớc và của tỉnh có thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp

12,5 36,5 28,8 18,3 3,8

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)