Thuận lợi và khó trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 76)

Nền kinh tế với tốc độ tăng trƣởng; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hƣớng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể; đã xây dựng đƣợc một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế bao gồm hệ thống đô thị, các khu, cụm công nghiệp và hệ thống công trình hạ tầng khác nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống điện, nƣớc… đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thuận lợi

Phú Thọ có vị trí địa lý nằm ở ngã ba sông, là Trung tâm của Vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là của ngõ phía Tây của Hà Nội, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn tỉnh. Trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông huyết mạnh của vùng tạo cơ hội cho thu hút đầu tƣ, giao lƣu, thông thƣơng để phát triển kinh tế.

66

Nằm giáp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là thị trƣờng hàng hóa lớn và là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nền kinh tế của Phú Thọ sẽ có đƣợc những ảnh hƣởng từ sự phát triển kinh tế lan tỏa của Vùng. Thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ là hai đô thị trung tâm của các cơ sở giáo dục đào tạo lớn, có nhiều điều kiện để phát triển thành trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch… của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Có lợi thế về đất đai và thời tiết phù hợp cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp cây lƣơng thực, các loại hoa màu, cây công nghiệp phục vụ lâu năm, chăn nuôi gia súc thepo hƣớng sản xuất hàng hóa và phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến. Hệ thống lƣu vực và lƣợng nƣớc trên các sông suối lớn thuận tiện cho các hoạt động sản xuất các ngành kinh tế và sinh hoạt.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là điều kiện mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, ngành chế biến gỗ, giấy.

Những ngành công nghiệp truyền thống và sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh đƣợc tiếp tục giữ vững và phát triển nhƣ giấy, dệt may, hóa chất, phân bón… trong giai đoạn tới, Phú Thọ có điều kiện để phát triển nhiều ngành công nghiệp mới nhƣ chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực lƣợng lao động trẻ, khỏe, lại cần cù, chịu khó, có ý chí vƣơn lên, nếu phát huy tốt tiềm năng này sẽ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ phát triển cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu và hàng hóa với khối lƣợng lớn và liên tục.

67

Phú Thọ là một trong những địa phƣơng đƣợc Chính phủ xác định phát triển trở thành hạt nhân trung tâm của Vùng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Phú Thọ thu hút mạnh các nguồn lực đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Khó khăn

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng có nhiều khó khăn, hạn chế: Tích lũy đầu tƣ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi, ngân sách Trung ƣơng phải trợ cấp bổ sung với trợ cấp hàng năm lên đến 60% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển chậm. Liên kết phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh còn hạn chế, lợi thế trung tâm kinh tế vùng chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả.

Điều kiện hạ tầng cho phát triển công nghiệp nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung vẫn còn khó khăn, khu vực miền núi có địa hình chia cắt gây khó khăn khi bố trí sản xuất, đầu tƣ phát triển hạ tầng tốn kém, thời gian sử dụng ngắn, hạn chế giao lƣu kinh tế.

Không có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị trong phát triển công nghiệp, còn ít các doanh nghiệp tƣ nhân có tiềm lực về tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh lớn, thiếu các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Sức hấp dẫn đầu tƣ vào địa bàn tỉnh còn chƣa cao, năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ còn hạn chế (xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố), vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh còn thấp. Môi trƣờng đầu tƣ sản

68

xuất kinh doanh chậm cải thiện, chƣa tƣơng xứng với quy mô phát triển của nền kinh tế.

Nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng có dấu hiệu ngày càng cao do sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế trong thời gian qua.

đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 76)