Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 52)

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Phú Thọ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của tỉnh. Chọn 3 huyện làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong tỉnh đó là huyện Phù Ninh ở vùng Bắc, thành phố Việt Trì ở vùng Giữa, huyện Tam Nông ở vùng Nam những huyện này có thể đại diện cho từng vùng và cho tỉnh. Mẫu đƣợc chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng đƣợc cho cả tỉnh.

Huyện Phù Ninh có 15.637,32 ha diện tích tự nhiên, dân số 98.202 ngƣời (Niên giám thống kê, 2012). Vị trí địa lý: huyện Phù Ninh nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía đông có tuyến sông Lô bao bọc là ranh giới với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, cát sỏi sông Lô trữ lƣợng tƣơng đối lớn. Lao động trong ngành công nghiệp của huyện là 9.383 ngƣời, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp theo giá thực tế năm 2013 là 1.288,215 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu là khai thác cát, sỏi; chế biến chè, rƣợu các loại và một số sản phẩm cơ khí...

Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng giữa của tỉnh, bên tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Thành phố Việt Trì có diện tích tự nhiên là 111,8 ha và dân số là 192.502 ngƣời (Niên giám thống kê, 2013). Địa giới hành chính của Việt Trì nhƣ sau: phía bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây và tây nam giáp huyện Lâm Thao, phía nam giáp huyện Ba Vì, Hà Nội phía đông giáp các huyện LậpThạch, Vĩnh Tƣờng, Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc). Là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của ngƣời Việt, quê hƣơng

42

đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - CônMinh (Trung Quốc). Thành phố Việt Trì đƣợc biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... Và còn đƣợc gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lƣu của sôngLô và sông Đà vào sông Hồng. Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép đầu tƣ để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Lao động trong ngành công nghiệp của thành phố Việt Trì là 43.775 ngƣời, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp theo giá thực tế năm 2013 là 4.176,071 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu nhƣ Cát sỏi, Cao lanh, chế biến chè các loại, Rƣợu bia nƣớc giải khát các loại, Quần áo may sẵn, cơ khí, giấy, hóa chất các loại... Tam Nông là một huyện thuộc thuộc phía nam của tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 15.596,92 ha và dân số là 76.417 ngƣời (Niên giám thống kê, 2013) Huyện lỵ là thị trấn Hƣng Hóa. Huyện Tam Nông cách thành phố Hà Nội 70 km, có vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ Đô. Với lợi thế tiếp giáp thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đƣờng huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL32A, QL32C. Tam Nông đƣợc xác định là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, trên địa bàn huyện hiện đang hình thành 2 khu công nghiệp tập trung là KCN Trung Hà, KCN Tam Nông và 1 cụm công nghiệp Cổ Tiết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, du lịch. Lao động trong ngành công nghiệp của thành huyện Tam Nông là 2.005 ngƣời, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp theo giá thực tế năm 2013 là 290,916 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu nhƣ; Cát sỏi, Cao lanh, gạch ngói vật liệu xây dựng, bia nƣớc giải khát các loại, hàng may mặc...

43

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 52)