Hoàn thiện Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp đến năm

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 133)

4.3.1.1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp đến năm 2020

Mặc dù trong những năm qua tỉnh sớm quan tâm tới quy hoạch phát triển công nghiệp, nhƣng nhìn chung chất lƣợng quy hoạch thấp, chƣa đánh giá đầy đủ lợi thế so sánh, các phƣơng án phát triển đƣa ra cứng nhắc, thiếu tính kích thích năng động, sáng tạo, tạo khả năng bứt phá trong phát triển; các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch còn chung chung, thiếu sự vận dụng cụ thể cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc để huy động các nguồn lực đảm bảo thực hiện thành công quy hoạch. Quy hoạch trong thời gian qua còn thiếu cụ thể về định hƣớng tổ chức không gian kinh tế - xã hội và đô thị trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm và Thủ đô Hà Nội. Để tạo cơ sở trong quản lý, điều hành phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ nhằm phát huy lợi thế so sánh, dẫn dắt nỗ lực phát triển một cách cao nhất, giải pháp đầu tiên là rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và quy hoạch không gian kinh tế, đô thị đến năm 2020 với tƣ duy, phƣơng pháp và nội dung mới.

Với mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ theo mô hình phát triển rút ngắn trong điều kiện hội nhập, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh đã xác định, cần rà soát, điều chỉnh và tạo ra chuyển biến mới trong quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp. Để quy hoạch đáp ứng tầm nhìn trong chiến lƣợc phát triển cần xác định đầy đủ yếu tố về điểm xuất phát, khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức, đặc biệt là xác định lợi thế so sánh.

123

Theo hƣớng phát huy lợi thế so sánh, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ cần phải đƣợc đổi mới về chất để đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Về mục tiêu của phát triển: Tăng tốc, hiện đại hoá và hƣớng tới phát triển bền vững.

- Về phương thức phát triển: Mô hình lựa chọn là mô hình phát triển rút ngắn; yếu tố nội sinh là lợi thế so sánh; yếu tố bên ngoài là hội nhập.

- Về phương pháp thực hiện: Tăng cƣờng vai trò của cộng đồng doanh nghiệp và dân cƣ trong tham gia và tiến hành công khai khi quy hoạch đƣợc phê duyệt, không hạn chế doanh nghiệp tham gia thị trƣờng.

- Về yếu tố đảm bảo để thực hiện thành công con đường phát triển: Chính sách, giải pháp phát huy lợi thế so sánh; khắc phục bất lợi thế.

Với những nội dung cơ bản về đổi mới quy hoạch phát triển nêu trên, tỉnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp đến năm 2020, làm rõ con đƣờng, nội dung, đặc trƣng, điều kiện để đƣa tỉnh Phú Thọ thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với những định hƣớng phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh theo từng yếu tố, từng ngành cũng nhƣ lợi thế so sánh tổng hợp đƣợc tạo ra từ cơ cấu ngành và không gian kinh tế năng động, khả năng hội tụ các yếu tố đẩy nhanh quá trình tụ hội đô thị.

Quy hoạch tổng thể cần đƣợc triển khai cụ thể thông qua quy hoạch không gian kinh tế và đô thị, đồng bộ với hệ thống hạ tầng với khả năng dự báo có độ chính xác cao tránh chủ quan, máy móc. Đi kèm với quy hoạch là nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu của quy hoạch; tăng cƣờng phân cấp quản lý và làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý.

Để xây dựng quy hoạch tống thể phát triển công nghiệp của tỉnh theo hƣớng tạo lợi thế cạnh tranh của vùng tỉnh, chú trọng đến xác định đầy đủ các

124

yếu tố về phát triển dịch vụ và hệ thống tài chính, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quan tâm đến hạ tầng thông tin, viễn thông, công nghệ thông tin, internet; chiến lƣợc về phát triển nguồn nhân lực; các yếu tố về quản lý doanh nghiệp và xây dựng môi trƣờng kinh doanh; cải cách hành chính và nâng cao vai trò của các yếu tố sáng tạo kinh tế đối với từng doanh nghiệp, cũng nhƣ một môi trƣờng sáng tạo thực sự.

Tính đột phát trong công tác quy hoạch các KCN ở Phú Thọ cho giai đoạn tới là thực hiện quy hoạch một số KCN nhỏ, chuyên ngành có thể nằm riêng rẽ hoạch nằm trong các KCN tập trung. Định hƣớng phát triển một số khu nhƣ sau:

- Khu CN Công nghệ thông tin: Với diện tích từ 10ha đến 50ha cho một khu;

- Khu CN điện, điện tử: Với diện tích từ 10-15ha; - Khu CN cơ khí, chế tạo: Với diện tích từ 10-15ha;

- Quy hoạch các Khu đô thị gắn với KCN: Diện tích các khu đô thị này bằng khoảng 30% diện tích các KCN đã quy hoạch. Tạo ra sự phát triển không gian công nghiệp theo hƣớng bền vững.

Quy hoạch thí điểm KCN Khoa học - Công nghệ

Tuy nhiên, khi xác định các ngành công nghiệp chủ lực, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, cần tránh chủ quan đặt trọng tâm vào các nhóm ngành đang có sức phát triển trên địa bàn nhƣ: Vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, giấy, sản xuất thép, cơ khí, hoá chất và phân bón,… mà cần có định hƣớng vào các nhóm ngành mới để phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, tăng cƣờng ảnh hƣởng đến các nỗ lực sáng tạo kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh: Đánh giá đầy đủ đến các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ở tất cả các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị và dịch vụ trong chuỗi các giá trị của công nghiệp trong khu vực và toàn cầu.

125

4.3.1.2. Tạo nguồn vốn cho phát triển công nghiệp

Vốn đƣợc coi là một trong những yếu tố có tính quyết định việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp. Để có vốn, cần có quá trình tích luỹ tạo nguồn vốn, bao gồm cả tích luỹ trong nƣớc, trên địa bàn và nguồn từ bên ngoài. Nhu cầu về vốn cho phát triển công nghiệp rất lớn. Tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ các DN đầu tƣ chiều sâu, đào tạo nghề,…

Việc huy động vốn cho phát triển công nghiệp cần có những chính sách và giải pháp phù hợp đối với từng loại nguồn vốn, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc: Tích cực khai thác nguồn vốn của Trung ƣơng đầu tƣ cho các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 và năm 2030. Phát huy tác động và khai thác có hiệu quả kết quả đầu tƣ các công trình này; nâng cao nguồn vốn huy động và sử dụng có hiệu quả vốn từ ngân sách địa phƣơng. Tập trung đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đƣờng, điện, nƣớc, thông tin liên lạc,...). Chú trọng đầu tƣ nguồn vốn này để phát triển hạ tầng xã hội và dịch vụ xã hội (nhà ở công nhân, trƣờng học, dạy nghề); trích một phần đáng kể để hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh, hỗ trợ nghiên cứu phát triển thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, phát triển công nghiệp nông thôn, cải tiến công nghệ, nhằm khuyến khích các cá nhân trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc tham gia nghiên cứu công nghệ mới.

Thứ hai, nguồn vốn tín dụng: Vốn tín dụng bao gồm của tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc từ nguồn ODA, quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn là những nguồn hết sức quan trọng, Hiện nay, nguồn vốn tín dụng thƣơng mại tƣơng đối dồi dào, đủ đáp ứng các nhu cầu phát triển. Để khai thác và giải ngân đƣợc nguồn vốn này, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng căn cứ vào chƣơng trình phát triển công nghiệp, tiếp cận với các doanh nghiệp xây dựng có chƣơng trình đầu tƣ một cách cụ thể để thẩm

126

định và cho vay theo từng dự án. Các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng dự án, phƣơng án kinh doanh có hiệu quả và khả thi, lựa chọn mục tiêu đầu tƣ, phối hợp tổ chức tín dụng để bố trí và sử dụng nguồn tín dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

Thứ ba, nguồn thu hút đầu tƣ trong nƣớc: Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn tín dụng, một nguồn vốn hết sức quan trọng là các doanh nghiệp trong nƣớc, nhân dân có nhu cầu đầu tƣ vốn vào phát triển sản xuất công nghiệp. Theo đánh giá, nguồn vốn này có tiềm năng khá lớn, thời gian qua, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã khuyến khích và thu hút một lƣợng vốn đáng kể vào phát triển công nghiệp. Để phát huy nguồn vốn này, cần tiếp tục tạo môi trƣờng thông thoáng, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tƣ của các chủ doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tƣ. Khuyến khích các chủ doanh nghiệp liên kết góp vốn với nhau để tạo nên tiềm lực tài chính đủ mạnh, đủ sức đầu tƣ xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và hiện đại. Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nƣớc để thu hút thêm nguồn vốn trong nhân dân.

4.3.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng

Một là, tập trung đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật

- Phát triển hệ thống giao thông: Khai thác nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng thông qua các chƣơng trình, dự án về kết cấu hạ tầng, tăng cƣờng đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng và huy động trong dân để phát triển kết cấu hạ tầng nhƣ đƣờng, điện, thuỷ lợi.

- Quan tâm và tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, đồng bộ với tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoại khu gồm điện, nƣớc, thông tin, các dịch vụ kỹ thuật.

- Chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp nhƣ nhà ở công nhân, bệnh viện, trƣờng học, trung tâm đào tạo nghề,

127

khu thƣơng mại, khu vui chơi giải trí và khu dân cƣ, để thu hút nhiều dự án vào các khu công nghiệp và tạo điều kiện cho việc triển khai nhanh các dự án đầu tƣ.

Hai là, hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

- Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, nhất là khu công nghiệp chuyên ngành mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu, có chính sách ƣu đãi riêng cho từng chuyên ngành và hạn chế những ảnh hƣởng về môi trƣờng trong việc phát triển các khu công nghiệp đa dạng.

- Để tạo thêm sức hấp dẫn thu hút đầu tƣ, nên cho tổ chức thí điểm mô hình khu công nghiệp do Nhà nƣớc đầu tƣ hạ tầng và cho thuê lại không vì mục đích kinh doanh, để đảm bảo phí sử dụng hạ tầng có tính cạnh tranh cao, chủ đầu tƣ có thể giao cho ban quản lý các khu công nghiệp và mô hình này trƣớc mắt ƣu tiên thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và những lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, các khu công nghiệp ở các địa bàn khó khăn.

- Qui hoạch phát triển các KCN của từng địa phƣơng phải phù hợp với qui hoạch tống thể các KCN trên cả nƣớc và qui hoạch phát triển công nghiệp, qui hoạch phát triên kinh tế - xã hội vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phƣơng để từ đó có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phƣơng trong việc đầu tƣ phát triển các KCN. Cần tăng cƣờng cơ chế phối hợp và tạo sự liên thông giữa các KCN của các địa phƣơng để hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển theo một qui hoạch chung thống nhất của cả nƣớc, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tƣ giữa các địa phƣơng, làm phá vỡ mặt bằng ƣu đãi chung và môi trƣờng đầu tƣ, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững lâu dài của các KCN.

Các KCN cần đƣợc qui hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thƣơng mại, đô thị, dịch vụ theo mô hình tố hợp liên hoàn trong đó phát triển khu công nghiệp là trọng tâm, còn các khu vệ tinh khác về thƣơng mại, dịch vụ,

128

đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái của các khu công nghiệp tại địa phƣơng.

- Lựa chọn cơ cấu đầu tƣ trong các KCN theo hƣớng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tƣ các ngành có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ tăng trƣởng cao và sức lan toả nhanh tới các ngành kinh tế khác để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cơ cấu đầu tƣ trong các KCN phải tính tới lộ trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế theo hƣớng tận dụng các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, phát huy lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp trong nƣớc để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về KCN theo hƣớng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền trực tiếp cho các Ban quản lý các KCN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc ƣu tiên phát triển và tăng cƣờng năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các KCN tại các địa phƣơng.

Ba là, phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhà ở công nhân, nhất là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhƣ may mặc, giày dép,...

- Hỗ trợ về vốn ƣu đãi cho các doanh nghiệp làm dịch vụ và phục vụ đƣa đón công nhân trên địa bàn, dịch vụ trong khu công nghiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển.

129

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)