Những bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 46)

Trên cơ sở khảo cứu pháp luật của một số nước về sử dụng lao động nước ngoài đã giúp chúng ta rút ra những bài học quý. Đó là:

Thứ nhất, cần có văn bản pháp luật quốc gia về việc tuyển dụng và

quản lý lao động nước ngoài một thống nhất đồng thời ký Hiệp định về lao động với các nước. Quốc gia nào cũng có văn bản pháp luật về người lao động nước ngoài. Có thể là một luật riêng hoặc một phần trong luật lao động hoặc văn bản luật khác. Như vậy, những văn bản hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam là rất cần thiết.

dựng chế độ riêng đối với họ. Thực tế ở Việt Nam, dù chúng ta không khuyến khích, thậm chí quy định rất chặt chẽ các điều kiện được cấp Giấy phép lao động nhưng lao động phổ thông nước ngoài vẫn tồn tại ở nước ta và số lượng ngày càng tăng. Nếu không có quy định pháp luật nhằm quản lý họ, không những chúng ta không thu được những nguồn lợi do họ mang lại (thuế thu nhập cá nhân, kinh nghiệm, v.v) mà còn có cách quản lý họ nhằm bảo vệ an ninh việc làm và lao động phổ thông trong nước.

Thứ ba, có chế độ tuyển dụng những lưu học sinh nước ngoài sau khi

tốt nghiệp đại học hay các trường chuyên nghiệp tại Việt Nam. Thực tế, họ đáp ứng được trình độ như sinh viên, học sinh Việt Nam và lại có thời gian gắn bó với Việt Nam, hiểu được phong tục, tập quán và các chính sách pháp luật Việt Nam. Hiện nay chúng ta chưa cho phép tuyển dụng họ. Đây cũng là vấn đề chúng ta nên xem xét.

Thứ tư, quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của người lao động

nước ngoài bao gồm những quyền, nghĩa vụ tương tự lao động Việt Nam và những quyền, nghĩa vụ riêng, trong đó đặc biệt quan tâm tới chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài. Bởi lẽ, bảo đảm quyền lợi cho lao động nước ngoài ở nước ta cũng tức là nhằm bảo vệ người lao động nước ta làm việc ở nước khác. Hiện nay các quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nằm rải rác ở các văn bản luật và các điều khoản khác nhau. Vì vậy, có lẽ chúng ta nên quy định thống nhất trong một điều khoản của một văn bản pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Tóm lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định pháp luật riêng cho người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, nên chúng ta học tập kinh nghiệm các nước nhưng khi xây dựng pháp luật về sử dụng lao động nước

ngoài tại Việt Nam cần phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, và định hướng phát triển của nước ta.

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 46)