Quản lý lao động nước ngoài là một vấn đề không hề đơn giản. Các quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện phải đủ mềm dẻo để đảm bảo
cũng phải đủ nghiêm khắc để tránh việc vi phạm pháp luật lao động và đảm bảo an ninh việc làm trong nước. Chính vì thế, thực tiễn sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam cần được xem xét lại theo hướng:
Một là, cơ quan quản lý lao động các cấp cần lên kế hoạch và triển khai thực hiện việc rà soát, thống kê số lượng người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn mình quản lý và danh sách người lao động nước ngoài làm việc tại từng doanh nghiệp, tổ chức nhằm chấn chỉnh ngay tình trạng lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Việc rà soát, thống kê
tại địa phương giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và báo cáo lên cấp huyện, cấp huyện báo cáo cấp tỉnh, cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc rà soát, thống kê tại doanh nghiệp, tổ chức giao cho tổ chức cơng đồn thực hiện sẽ thuận lợi hơn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi danh sách lao động nước ngồi sau khi rà sốt, thống kê và gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và Bộ Công an để tiến hành xử lý nghiêm khắc và dứt điểm các trường hợp lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc lập danh sách và báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên và giữa các cơ quan quản lý lao động với nhau được thực hiện thường xuyên và định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng.
Hai là, cần tăng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Thanh tra Nhà nước ở các địa phương nên chủ động thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động nước ngoài để kịp thời phát hiện các sai phạm để hướng dẫn khắc phục. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cần lập biên bản ghi rõ các vi phạm, số lần vi phạm, cam kết thời hạn thực hiện. Đối với những trường hợp cố tình khơng thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ, cần có biện pháp xử lý thật nghiêm, lần vi phạm sau mức phạt sẽ tăng lên.
Ba là, cần lên kế hoạch tiếp tục hoàn thiện các quy định hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH cần được sửa đổi, bổ sung với các nội dung như: bổ sung danh sách các doanh nghiệp, tổ chức được phép sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam; bổ sung các trường hợp phải xin Giấy phép lao động cũng như các trường hợp không phải xin Giấy phép lao động; đơn giản hóa trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng và xin cấp Giấy phép lao động; tăng cường ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như các cơ quan nhà nước về quản lý lao động nước ngoài; v.v...
Bốn là, cần đơn giản hóa, cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính, pháp lý. Việc làm này giúp giảm thiểu thời gian, cơng sức và chi phí
khơng cần thiết cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. Chúng ta cũng cần hồn chỉnh hệ thống thơng tin thị trường lao động, phát huy tốt hơn vai trò của các Trung tâm giới thiệu việc làm. Nếu việc tuyển dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức đều thực hiện qua Trung tâm giới thiệu việc làm thì việc quản lý lao động nước ngoài sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Năm là, cần tiến hành ký kết Hiệp định về lao động với những nước mà Việt Nam đang và sẽ có quan hệ xuất nhập khẩu lao động. Theo Công ước
97 về lao động di trú (đối với những nước có nhiều lao động nước ngoài) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thơng qua ngày 01/07/1949 và có hiệu lực từ năm 1952, tại điều 10 có quy định: "Khi số lượng người lao động di trú từ lãnh thổ một nước thành viên này sang lãnh thổ một nước thành viên khác đã trở nên khá quan trọng thì các nhà chức trách có thẩm quyền của những lãnh thổ đó nếu thấy cần thiết và đang mong muốn, sẽ phải cùng nhau ký kết các Hiệp định để giải quyết những vấn đề quan tâm chung". Như vậy, việc ký kết Hiệp định về lao động sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi cho hai phía và thống
giữa hai Nhà nước có cơng dân là lao động đang làm việc tai nước kia.
Sáu là, cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, Ban ngành có liên quan đến thị trường lao động, quản lý nhà nước về lao động nhất là lao động nước ngồi. Đó là các cơ quan: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp.
Bảy là, cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và thường xuyên các quy định của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam tại các doanh nghiệp, tổ chức và từng địa phương với nhiều hình thức phong phú để mọi người nắm rõ và có ý thức tuân thủ thực hiện. Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội có thể phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị thông tin, nhất là các cơ quan báo chí tích cực tun truyền, thơng tin, giới thiệu về đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị này cũng có thể thường xun tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để mọi doanh nghiệp, tổ chức tham gia, không giới hạn những doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động nước ngồi.
Tám là, cần tăng cường công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong nước. Làm tốt việc này, chúng ta sẽ nâng cao trình độ chun mơn, kỹ
thuật, đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà đầu tư, giảm thiểu sự thua thiệt của người lao động Việt Nam ngay trên sân nhà.
Như vậy, về mặt khách quan cũng như chủ quan, việc hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam phải quán triệt quan điểm pháp luật phải phản ánh đúng và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; phải đảm bảo yếu tố khoa học đồng, phù hợp với thực tiễn và thời đại đồng thời phải tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
KẾT LUẬN
Vấn đề sử dụng lao động nước ngoài ở các nước trên thế giới xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của mỗi nước để phát triển kinh tế - xã hội. Thông thường, ở những nước có nền cơng nghiệp phát triển thì khơng nhập khẩu lao động có chun mơn hay trình độ cao. Cịn ở những nước chậm phát triển thì lại nhập khẩu lao động có trình độ chun mơn cao. Sử dụng lao động nói chung và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại các cơ sở kinh tế ở Việt Nam nói riêng là một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia và đặc biệt là ở nước ta.
Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ làm tăng thêm số lượng cũng như làm phong phú thêm lực lượng lao động, đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường lao động. Tuy vậy, việc di chuyển của người nước ngoài vào vào Việt Nam sẽ làm cho số lượng và cơ cấu lao động thay đổi. Chính vì vậy, thu thập thơng tin, nắm được cung - cầu và sự biến động cung - cầu lao động nói chung và lao động nước ngồi nói riêng làm cơ sở để quyết định chính sách đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời xây dựng chế độ thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động nước ngồi, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Đây là việc làm thường xuyên và liên tục nhằm uốn nắn những sai lệch, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.