Sự phối hợp quản lý của các cơ quan nhà nước về người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 67)

động nước ngoài tại Việt Nam

Về việc quản lý nhà nước về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sự phối hợp công tác giữa cơ quan Nhà nước (Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Bộ Y tế, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) và người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam và tổ chức phi Chính phủ rất quan trọng.

Trong việc quản lý lao động nước ngoài, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 01 báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) tình hình cấp giấy phép và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý.

Còn người sử dụng lao động và đối tác phía Việt Nam tại Việt Nam có trách nhiệm: thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; định kỳ hằng năm trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng đầu năm và cả năm trước về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở chính hoặc thường xuyên hoạt động; đồng thời thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động về tình hình sử dụng lao động nước ngoài.

Công việc báo cáo định kỳ tưởng chừng đơn giản và hiệu quả nhưng việc thực hiện lại không nghiêm túc. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương phụ thuộc nhiều vào số liệu báo cáo của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài. Nhưng các doanh nghiệp, tổ chức này lại không chú trọng việc báo cáo đầy đủ, thậm chí còn báo cáo sai. Con số từ cấp dưới sai, báo cáo lên cấp trên sai, do vậy, các con số được báo cáo chỉ là bề nổi. Đó là nguyên nhân khiến việc thống kê lao động nước ngoài tại nước ta hiện nay (có phép và không phép) không thể chính xác.

Không những vậy, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam qua nhiều cửa khẩu và do nhiều cơ quan quản lý: qua cửa khẩu hàng không quốc tế thì Cục Xuất nhập cảnh – Bộ Công an quản lý, qua cửa khẩu biên giới do Bộ đội biên phòng quản lý. Và tất nhiên, có một bộ phận còn vượt biên vào Việt Nam. Khi người nước ngoài vào nước ta, họ có quyền đi lại, tạm trú. Do đó, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và sự theo dõi sát sao của các địa phương thì rất khó quản lý được họ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 67)