Quản lý lao động nước ngoài trước hết bằng "công cụ" Giấy phép lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 61 - 65)

đối tác phía Việt Nam hoặc chính người nước ngồi trong trường hợp họ đến Việt Nam để chào bán dịch vụ. Tuy nhiên, việc quản lý lao động nước ngồi tại Việt Nam cịn nhiều bất cập từ các quy định pháp luật đến việc thực hiện chúng trên thực tế.

2.2.1. Quản lý lao động nước ngoài trước hết bằng "công cụ" Giấy phép lao động phép lao động

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trước đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cấp trong một số trường hợp. Việc giao toàn bộ quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực này thể hiện sự đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngồi cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc khơng theo hợp đồng lao động thì thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ

nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngồi được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn của Giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng. Trong trường hợp người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người Việt Nam thay thế nhưng người Việt Nam chưa thể thay thế được và người nước ngồi đó khơng bị xử lý kỷ luật hoặc trong trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng mà các cơng việc địi hỏi q 36 (ba mươi sáu) tháng thì Giấy phép lao động đã được cấp được xem xét gia hạn. Thời hạn gia hạn của Giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngồi cử người nước ngoài làm tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngồi nhưng mỗi lần gia hạn tối đa khơng quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

Để quản lý việc đi lại của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Chính phủ u cầu người nước ngồi phải xuất trình Giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi họ đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khơng phải tỉnh, thành phố mà người nước ngồi làm việc thường xuyên) từ 10 (mười) ngày liên tục trở lên hoặc 30 (ba mươi) ngày cộng dồn trong 01 (một) năm thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngồi phải thơng báo bằng văn bản về người nước ngoài đến làm việc và kèm theo bản chụp Giấy phép lao động đã

Tuy nhiên, những con số thực tế cho thấy “công cụ quản lý” này được thực hiện chưa được hiệu quả hay nói cách khác, nó chưa phát huy được tác dụng quản lý như mong muốn của cơ quan quản lý lao động. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có lao động nước ngồi làm việc nhưng khơng nắm được tình hình bởi những số liệu chủ yếu do các doanh nghiệp, tổ chức báo cáo, còn những đối tượng nhập cảnh trái phép, lao động “chui” thì các địa phương khơng nắm rõ. Theo Báo cáo 13 năm thực hiện Bộ luật Lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện tổng số lao động nước ngoài được cấp phép tính đến thời điểm này chỉ chiếm khoảng 37,9%, trong đó: thành phố Hồ Chí Minh: 29,3%, Hà Nội: 39,1%, Quảng Ninh: 10,3%, Tây Ninh: 72,1%, Hải Phòng: 57,7%, Lâm Đồng: 18,7%. Những con số còn lại là lao động nước ngồi khơng được cấp phép.

Như vậy, hiện nay có khoảng hàng chục nghìn lao động nước ngồi đang làm việc ở Việt Nam nhưng chưa được cấp phép lao động. Phần lớn họ đều là lao động phổ thơng. Ngồi những cơng việc như làm người giúp việc, buôn bán nhỏ, một bộ phận đáng kể là người đi theo các nhà thầu, phần lớn là nhà thầu Trung Quốc. Có thể kể đến những ví dụ điển hình các cơng trình, đơn vị có số lao động Trung Quốc áp đảo lao động Việt Nam như cơng trình khai thác bôxit ở Tân Rai, Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện than Hải Phịng, cơng trình khí – điện – đạm Cà Mau … .

Một số trường hợp người lao động nước ngoài muốn được cấp giấy phép lao động nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi tiến hành. Đó là trường hợp người nước ngồi là trưởng văn phòng đại diện, giám đốc điều hành của văn phòng đại diện hay chi nhánh cơng ty nước ngồi. Trước đây, họ là nhân viên, sau một thời gian công tác được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng đại diện, giám đốc điều hành. Trước khi có Nghị định 34/2008/NĐ-CP, họ khơng phải xin cấp giấy phép lao động nhưng từ khi Nghị định này có hiệu lực thì họ phải làm thủ tục cấp giấy phép lao động và một trong những điều kiện cần có là họ

phải được doanh nghiệp nước ngồi tuyển trước đó ít nhất 12 tháng, tức là trước khi đến Việt Nam, họ phải làm cho công ty mẹ ít nhất 12 tháng. Như vậy, các trưởng văn phòng đại diện, giám đốc điều hành này khơng chứng minh được. Và đó là lý do trong tổng số 3.063 văn phịng đại diện nước ngồi hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 31/11/2008, mới chỉ có 156 trường hợp được cấp giấy phép lao động (theo thông tin Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết).

Hậu quả của việc khơng quản lý được lao động nước ngồi làm việc trái phép tại Việt Nam là tạo nên sức ép cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định các kế hoạch để gia tăng việc làm cho lao động trong nước, đặc biệt đối với lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn cũng như lao động phải chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề sản xuất khác do ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa. Ngồi ra, khơng quản lý được số lao động này cũng có nghĩa ngân sách nhà nước bị giảm một khoản thu đáng kể thông qua nghĩa vụ thuế mà đáng lẽ họ phải nộp. Không những vậy, việc lao động phổ thơng nước ngồi nhập cư vào Việt Nam cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến an ninh, trật tự cơng cộng trong nước.

Về phía cơ quan cấp giấy phép lao động, ở một số địa phương, cũng có những sai phạm như: xác nhận đối tượng không phải cấp giấy phép lao động sai quy định; áp dụng “linh hoạt” khi cấp giấy phép lao động như cho nợ một số giấy tờ; hoặc khi gia hạn giấy phép lao động, không kiểm tra kỹ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế. Bên cạnh đó, việc cấp lại giấy phép lao động hiện nay chưa có quy định đối với trường hợp có sự thay đổi về nội dung giấy phép như số hộ chiếu, chức danh công việc, tên doanh nghiệp hay thậm chí tên người lao động khi họ thay đổi tên. Nếu như chỉ vì những nội dung này thay đổi mà phải làm lại từ đầu thủ tục cấp giấy phép lao động thì sẽ rất mất thời gian, công sức và phiền hà. Nếu

động thì khơng những khiến cho thủ tục hành chính gọn nhẹ mà cịn tạo thuận lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài mà chúng ta đang cần.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 61 - 65)