Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý lao động nước ngoài chưa tốt

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 76)

việc quản lý lao động nước ngoài chưa tốt

Lao động nước ngoài là một loại lao động rất đặc thù, việc quản lý loại lao động này liên quan đến Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Công an, lực lượng biên phòng, hải quan v.v. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội quản lý chung về lao động, Bộ Ngoại giao cấp visa, Cơ quan Hải quan và Cục Xuất - Nhập cảnh (Bộ Công an) quản lý việc ra, vào biên giới, Bộ Cơng an có thẩm quyền trục xuất người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam v.v...

Hiện nay, khó khăn lớn nhất cho việc quản lý lao động nước ngoài là lao động nhập cảnh trái phép hoặc trốn ở lại theo con đường du lịch. Do vậy, việc cấp visa không thể giúp chúng ta nhận diện được số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Hơn nữa, chúng ta cũng cần có biện pháp để xác định mục đích nhập cảnh của người nước ngồi vào Việt Nam.

Các Bộ cũng chưa có sự phối hợp kiểm tra số lượng lao động nước ngoài cũng như thời gian và số lần họ xuất, nhập cảnh. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội cần thường xuyên cung cấp danh sách và thông tin về những người lao động nước ngoài này tới các cơ quan công an và hải quan như danh sách những người có Giấy phép lao động, thời hạn hết hạn, số lần gia hạn, v.v... Bộ Công an cũng cần định kỳ cung cấp cho Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội danh sách và thông tin về những người xuất, nhập cảnh vào Việt Nam, những trường hợp gia hạn thị thực, cấp lại thị thực; đồng thời gửi một bản sao cho các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)