Nhiều quy định chưa phù hợp với cam kết WTO và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 73)

bản pháp luật chuyên ngành khác

Theo cam kết WTO, những người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ nằm trong Biểu cam kết dịch vụ gồm dịch vụ kinh doanh; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải không phải xin cấp Giấy phép lao động. Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 34/2008/NĐ-CP, những đối tượng này phải xin cấp Giấy phép lao động là mâu thuẫn với những điều Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO.

Trong hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động, Nghị quyết 25/NQ- CP ngày 02/06/2010 về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ, ngành có bỏ thành phần sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động. Do vậy, Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động cần phải sửa theo hướng bỏ bản sơ yếu lý lịch tự thuật này.

Ngoài ra, theo quy định mới trong Thông tư 28/2010/TT-BGTVT ngày 13/09/2010 quy định về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ thì hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ có thể được thuê phi công lái tàu bay chuyên cơ là người nước ngoài. Quy định trước đây tại Quyết định 02/2004/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2004 về việc ban hành Quy chế chuyên cơ hàng không dân dụng yêu cầu "chỉ khi không thể bố trí được người lái có quốc tịch Việt Nam thì mới sử dụng người lái có quốc tịch nước ngoài" và người này phải "được Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho phép làm nhiệm vụ chuyên cơ Việt Nam bằng văn bản" (Điều 7 Quyết định 02/2004/QĐ-BGTVT). Ngoài hợp đồng lao động với hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, phi công nước ngoài phải có Giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định phù hợp với nhiệm vụ chuyên cơ dự kiến thực hiện. Đây là lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, họ phải xin cấp Giấy phép lao động. Nhưng theo quy định hiện hành về chứng nhận chuyên môn, kỹ thuật cao của người lao động chỉ yêu cầu bản sao bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ hoặc bản xác nhận năm năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Đây là một thiếu sót của Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2010/TT-BLĐTBXH.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)