Quản lý những lao động nước ngồi khơng thuộc diện phải xin Giấy phép lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 65 - 66)

xin Giấy phép lao động

Theo quy định của Nghị định 34/2008/NĐ-CP, các trường hợp người nước ngồi làm việc ở Việt Nam khơng phải xin Giấy phép lao động gồm:

- Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng; - Người nước ngồi là thành viên của cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của cơng ty cổ phần; - Người nước ngồi vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ; - Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam khơng xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;

- Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên, phu nhân, phu quân, người giúp việc gia đình và những người nước ngồi khơng thuộc các đối tượng vào Việt Nam làm việc theo các hình thức quy định tại khoản 1, điều 1 Nghị định 34/2008/NĐ-CP có nhu cầu làm việc tại Việt Nam.

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người nước ngoài thuộc đối tượng nêu trên phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngồi, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong các trường hợp trên, đáng lưu ý nhất là người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 3 tháng không phải xin cấp Giấy phép lao động. Đây có thể coi là “kẽ hở” để những người không đủ điều kiện cấp Giấy phép lao động vẫn vào Việt Nam. Gần đây dư luận đề cập nhiều đến sự gia tăng đột biến của lao động phổ thông ở nước ta. Họ nhập cảnh vào Việt Nam theo con đường du lịch, được các doanh nghiệp tuyển vào làm thời vụ, có ký hợp đồng lao động và làm việc khi chưa có giấy phép lao động. Thực tế, nếu các doanh nghiệp này không khai báo việc sử dụng lao động thời vụ trước 7 ngày theo quy định thì các cơ quan quản lý cũng khơng thể biết được.

Tiếp theo phải kể đến những người nước ngoài là phu nhân, phu quân của những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự làm việc trên cơ sở thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng một số quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự như chồng, vợ họ nhưng trong quan hệ lao động với những người sử dụng lao động tại Việt Nam, họ đứng tên với tư cách cá nhân. Nếu không cần Giấy phép lao động, ngay cả khi họ khơng đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam, có phải là sự ưu tiên q hay khơng?

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)