Chế tài chưa mạnh và thực hiện chưa nghiêm

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 76)

Nam "chui" qua con đường dùng visa du lịch nhưng khi họ hết hạn visa, cơ quan ngoại giao vẫn cấp visa cho họ. Họ lại vào Việt Nam và lại làm việc "chui". Do vậy, để hạn chế tình trạng này, Bộ Ngoại giao không nên gia hạn thêm visa đối với những trường hợp không đủ điều kiện làm việc hoặc theo visa du lịch trốn ở lại Việt Nam làm việc. Ngoài ra, Bộ Công an cũng không nên cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc mà chưa được cấp hoặc gia hạn Giấy phép lao động.

Về biện pháp trục xuất, Khoản 3 Điều 14 Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định:

Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng làm việc tại Việt Nam nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật [18].

Tại thời điểm đó, văn bản về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động là Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 và Thông tư 12/2005/TT-BLĐTBXH ngày 28/01/2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 quy định xử phạt hành chính về hành vi phạm pháp luật lao động. Tuy nhiên, hai văn bản này lại không quy định về việc áp dụng biện pháp trục xuất. Việc áp dụng biện pháp trục xuất được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Sau đây gọi là Nghị định 21/2001/NĐ-CP).

Theo Điều 16 Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong các trường hợp bị Toà án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất hoặc bị Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định trục xuất.

Theo Điều 17 Nghị định 21/2001/NĐ-CP thì:

Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất người nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

1. Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính;

2. Phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự;

3. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Vậy là không có hướng dẫn về việc thực hiện biện pháp trục xuất đối với người nước ngoài khi không có Giấy phép lao động hoặc chưa được gia hạn Giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định 34/2008/NĐ-CP. Nghĩa là các trường hợp này chỉ có thể bị trục xuất khi có Quyết định trục xuất của Tòa án vì họ vi phạm pháp luật lao động. Chính vì vậy, biện pháp trục xuất rất khó thực hiện trên thực tế.

Ngày 06/05/2010, Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (sau đây gọi là Nghị định 47/2010/NĐ-CP) ra đời, thay thế Nghị định 113/2004/NĐ-CP, có quy định khá cụ thể tại Khoản 3 Điều 14:

Xử phạt bằng hình thức trục xuất đối với người lao động nước ngoài khi vi phạm một trong những hành vi sau:

a) Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên không có Giấy phép lao động;

Việc trục xuất người lao động nước ngoài phải tiến hành theo đúng quy định tại Nghị định số 97/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính và Nghị định số 15/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.

Theo Nghị định số 15/2009/NĐ-CP nêu trên thì thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là Bộ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy, việc tiến hành áp dụng biện pháp trục xuất không thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và không do các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế như thế nào lại ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, số lượng người lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp bị trục xuất với số lượng rất hạn chế. Một phần vì khó khăn trong việc thực hiện quy định của pháp luật, một phần vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với các nước mà người nước ngoài đó mang quốc tịch hoặc đang cư trú hợp pháp. Trên thực tế, việc trục xuất thường được áp dụng đối với những người nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng không tốt tới nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Do đó, các cơ quan trên sẽ ngần ngại trong việc ra Quyết định trục xuất những người lao động nước ngoài này. Nhưng nếu không "mạnh tay" thì họ sẽ dần "lũng đoạn" thị trường việc làm. Vậy nên chăng, chúng ta cần có biện pháp khác dễ thực hiện hơn "trục xuất" nhưng đủ mạnh để răn đe những người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc có ý định làm việc "chui" tại Việt Nam.

Tóm lại, pháp luật hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam có nhiều ưu điểm hơn hẳn các văn bản trước đó nhưng cũng bộc lộ không ít nhược điểm khiến cho việc thực hiện trên thực tế chưa đạt được yêu cầu quản lý, tuyển dụng những đối tượng lao động này. Việc hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam là việc làm cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa với tốc độ nhanh chóng như hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)