Danh sách các doanh nghiệp, tổ chức được phép sử dụng lao động nước ngoài bao quát khá rộng nhưng vẫn chưa đầy đủ

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 70 - 71)

lao động nước ngoài bao quát khá rộng nhưng vẫn chưa đầy đủ

Nghị định 34/2008/NĐ-CP đã quy định khá rộng các doanh nghiệp, tổ chức được quyền sử dụng lao động nước ngoài. Nhưng thật là thiếu sót và khơng cơng bẳng nếu không quy định hộ gia đình và tổ hợp tác trong danh sách đó.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, hộ gia đình gồm các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. (Điều 106).

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, cơng sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Điều 111, Bộ luật Dân sự).

các loại hình doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu và đều có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước đầy đủ. Đó có thể 1 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần thuê chuyên gia người Trung Quốc, Ấn Độ hay một tiệm bánh, một nhà hàng muốn thuê người Pháp dạy công thức chế biến. Trong những lần soạn thảo dự thảo Nghị định 34/2008/NĐ-CP, đã có một số ý kiến đưa ra về vấn đề này nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng thực tế chưa phát sinh nên không cần điều chỉnh. Tuy nhiên, mục đích và giá trị của văn bản pháp quy là phải có tính định hướng, nếu khơng quy định trước thì đến khi có sự kiện phát sinh chúng ta cũng phải sửa đổi, bổ sung văn bản đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 70 - 71)