Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động và chủ sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 66 - 67)

chủ sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Các trường hợp vi phạm pháp luật lao động đối với việc sử dụng lao động nước ngồi tại Việt Nam khơng phải là ít trên thực tế. Tuy nhiên, các hình thức và biện pháp xử lý đối với người lao động nước ngoài và chủ sử dụng lao

Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định: Người sử dụng lao động và cá nhân có hành vi vi phạm Bộ luật Lao động, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng làm việc tại Việt Nam nếu người lao động nước ngồi khơng có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh thì biện pháp trục xuất khỏi Việt Nam trong trường hợp này vẫn chưa có tiền lệ từ trước tới nay và khơng đủ kinh phí để thực hiện.

Cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiền hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn và áp dụng nhiều biện pháp như nhắc nhở, xử phạt hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp chế tài về kinh tế dường như chưa đủ sức răn đe. Nhiều doanh nghiệp vi phạm sẵn sàng nộp phạt nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ lao động với người nước ngồi trái pháp luật.

Có thể nói, thực tế, việc xử phạt vi phạm pháp luật do sử dụng lao động nước ngoài trái phép chưa nhiều và chưa triệt để. Một phần do ý thức của người lao động, người sử dụng lao động, một phần cũng do các quy định pháp luật chưa thực sự chặt chẽ và tính khả thi khơng cao.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)