Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Đó là cơ sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội. Quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước quản lý lao động cũng như các doanh nghiệp, tổ chức với tư cách người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài đương nhiên phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động ở bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ quốc gia nào.
Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phù hợp với đòi hỏi của thời kỳ mới trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam nói riêng phải quán triệt quan điểm pháp luật phải phản ánh đúng và phù hợp với
đường lối, chính sách của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước có liên quan đến người lao động nước ngoài tại Việt Nam và quan hệ hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu lao động phải được thể chế hóa kịp thời, làm cho thể chế đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc trong phạm vi cả nước. Các văn bản về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam phải tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước.
Việc xây dựng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo yếu tố khoa học, mà cụ thể là phải xây dựng trên cơ sở tổng kết
rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các văn bản pháp luật suốt thời gian qua, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý lao động nước ngoài; đồng thời dự kiến diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong thời gian tới để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Quan điểm này đòi hỏi các nhà lập pháp phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, biện chứng và toàn diện; phải đặt nó trong một tổng thể đang vận động, thông qua sự đấu tranh của các mâu thuẫn, sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, của cái cũ và cái mới.
Việc xem xét những vấn đề nào cần pháp luật điều chỉnh phải dựa trên sự chọn lọc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, đối ngoại, an ninh, quốc phòng v.v, vấn đề nào bức xúc cần pháp luật hóa nhằm tạo dựng hành lang pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực sử dụng lao động nước ngoài. Điều này có nghĩa việc xây dựng các quy phạm pháp luật này phải đảm bảo yếu tố phù hợp với thực tiễn.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như vũ bão, sự giao lưu văn hóa về kinh tế, văn hóa, xã hội … ngày càng mở rộng, thế giới đang vận động theo xu hướng hòa nhập cùng tồn tại và phát triển thì việc xây dựng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với thời đại. Tức là việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với việc giao lưu hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lao động của các nước và phải dựa trên sự tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Pháp luật nước ta không thể hoàn toàn tách biệt với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước, đặc biệt là những nước đang và sẽ là đối tác của Việt Nam. Nhà làm luật phải có tầm nhìn xa, phải thấy được những vấn đề có tính toàn cầu để xây dựng những văn bản pháp luật đảm bảo được sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia với sự phát triển của pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật của các nước cơ quan hệ chặt chẽ, lâu dài với Việt