Cộng hòa nhân dân Bungari (trước khi trở thành Cộng hòa Bungari) và Cộng hòa dân chủ Đức (trước khi trở thành Cộng hòa Liên

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 33)

Bungari) và Cộng hòa dân chủ Đức (trước khi trở thành Cộng hòa Liên bang Đức)

Trước khi cải cách và chuyển đổi hệ thống chính trị cuối năm 1989, 1990, Cộng hòa nhân dân Bungari và Cộng hòa dân chủ Đức là những nước thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Ngày 03 tháng 10 năm 1980, Chính phủ nước ta đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực lao động với Chính phủ hai nước này. Trong thời gian những năm 1989 trở về trước, rất nhiều người Việt Nam đã được tuyển dụng làm việc tại các xí nghiệp của Bungari và Đông Đức. Các quy định về sử dụng lao động Việt Nam của Cộng hòa nhân dân Bungari và Cộng hòa dân chủ Đức rất chi tiết và khá tương đồng nhau.

a) Về điều kiện tuyển chọn:

Đối tượng được tuyển chọn là những người từ Việt Nam sang hoặc vừa tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp của Bungari hoặc Đức được tuyển chọn ở lại làm việc.

Độ tuổi làm việc được quy định rõ ràng: Công nhân là từ 18 đến 35 tuổi; kỹ sư, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trung cấp là từ 40 tuổi trở xuống.

b) Các giấy tờ cần thiết khi đến làm việc gồm:

- Giấy chứng nhận sức khỏe theo các tiêu chuẩn được Bộ Y tế hai nước thỏa thuận. Riêng đối với học sinh tốt nghiệp các trường tại Bungari và Đông Đức sẽ do cơ quan y tế của hai nước ngày khám và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe.

- Giấy chứng nhận nghề nghiệp chuyên môn và thâm niên công tác ở Việt Nam.

c) Hình thức lao động:

Các xí nghiệp của Bungari và Đông Đức sẽ ký hợp đồng lao động với từng người theo thời gian làm việc thỏa thuận.

Trường hợp hủy bỏ hợp đồng lao động trước thời hạn phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền của hai nước

Mỗi cơ quan được ủy quyền của hai nước có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu người lao động về nước trong các trường hợp người lao động vi phạm pháp luật Bungari và Đông Đức, không còn đảm bảo sức khỏe làm việc, hoặc do lợi ích quốc gia cấp bách.

d) Quyền lợi và nghĩa vụ:

- Quyền lợi và nghĩa vụ chung: người lao động Việt Nam có quyền lợi và nghĩa vụ chung như người lao động Bungari và Đông Đức (trừ quyền được trợ cấp khi sinh đẻ và trợ cấp nuôi con hàng tháng ở Bungari).

- Thời gian làm việc: là 5 năm, chưa kể 3 tháng học tiếng và 30 ngày được hướng dẫn nghề.

- Người lao động được nghỉ các ngày lễ theo luật lao động hai nước này, một ngày quốc khánh Việt Nam, một ngày Tết nguyên đán Việt Nam và

- Về chế độ nghỉ phép: tại Đông Đức, sớm nhất là 2 năm sau khi nhận được việc, người lao động được về nước nghỉ phép 1 lần trong quá trình làm việc 5 năm. Những người chuyển sang lao động sau khi kết thúc học nghề tại Cộng hòa dân chủ Đức được quyền về nước nghỉ phép thêm 1 lần sau khi học nghề xong. Thời gian nghỉ phép là 60 ngày lịch kể từ ngày rời khỏi và trở lại Đức.

- Chế độ lương được hưởng như nhân viên công chức Bungari, Đông Đức và nhận thêm 1 khoản phụ cấp xa gia đình.

- Người lao động Việt Nam phải đóng góp xây dựng Tổ quốc Bungari với mức 10% thu nhập sau khi đã trừ thuế, phụ cấp làm thêm giờ, v.v... với điều kiện số tiền còn lại không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện khá tốt. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được học nghề mới và được hưởng trợ cấp một lần trước khi về nước. Người lao động chết khi đang làm việc tại đây thì các xí nghiệp nơi họ làm việc sẽ chịu phí tổn mai táng và trợ cấp một khoản cho người thừa kế mà người chết đang nuôi dưỡng.

e) Quản lý lao động tại các đơn vị sản xuất:

Lao động tại các xí nghiệp được chia thành đội 30 hoặc 50 người, trong đó có một đội trưởng. Đội trưởng sẽ giúp các thành viên trong đội nắm vững, thực hiện đúng quy trình sản xuất và có trách nhiệm thực hiện các cam kết về luật lệ lao động đối với người lao động.

1.3.1.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia năm ở khu vực Bắc Á, trên bán đảo Triều Tiên, là một nước phát triển với mức sống cao.

Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô. Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1980 đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung

cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1980. Tính đến năm 2005, Hàn Quốc có trên 10 vạn lao động nước ngoài đang làm việc [47].

Văn bản pháp luật của Hàn Quốc đối với lao động nước ngoài gồm: Ngày 16 tháng 8 năm 2003, Hàn Quốc ban hành đạo luật số 6967 quy định lại về việc sử dụng lao động nước ngoài với mục đích đảm bảo quan hệ cung cầu về lao động thông qua việc giới thiệu và quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống.

Ngày 15/8/2003, Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn Luật Cấp phép cho người lao động nước ngoài, có hiệu lực từ 1/8/2004.

a) Đối tượng áp dụng:

Người lao động nước ngoài là người không có quốc tịch Hàn Quốc làm việc cho các doanh nghiệp hoặc công xưởng tại Hàn Quốc. Luật này không áp dụng đối với thuyền viên không có quốc tịch Hàn Quốc, làm việc trên các tàu hàng hải và chủ tàu sử dụng thuyền viên đó.

b) Cơ quan quản lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ủy ban quản lý chính sách lao động nước ngoài được thành lập nhằm xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động. Ủy ban này chịu sự giám sát của Thủ tướng Chính phủ.

c) Kế hoạch tuyển dụng:

Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động dự thảo kế hoạch tuyển dụng lao động nước ngoài và công bố vào ngày 01 tháng 10.

d) Quy trình tuyển dụng:

Trung tâm giới thiệu việc làm và được Trung tâm thông báo không tuyển được đủ lao động là người Hàn Quốc.

đ) Thời hạn làm việc:

Chủ sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với lao động nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động không quá 1 năm. Lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc tại Hàn Quốc tối đa là 3 năm kể từ ngày nhập cảnh và chỉ được tuyển dụng lại sau khi đã rời nước này hơn 1 năm.

e) Quyền và nghĩa vụ

Người lao động nước ngoài được hưởng bình đẳng các quy định về tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội như lao động trong nước.

Từ tháng 8 năm 1995, người nước ngoài trong độ tuổi từ 18 đến 60 cư trú ở Hàn Quốc phải tham gia chế độ hưu trí quốc gia, trừ các trường hợp sau:

- Những người mà quốc gia của họ không áp dụng công dân Hàn Quốc bắt buộc tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí của nước đó;

- Người nước ngoài không đăng ký theo đạo luật nhập cư hoặc những người bị buộc trục xuất hoặc những người ở nước này nhưng chưa được phép gia hạn.

- Người nước ngoài đã đăng ký theo đạo luật nhập cư nhưng hoạt động trong các lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật, học tập, đào tạo công nghiệp, đào tạo nói chung, tôn giáo, thăm viếng và sống chung với người khác.

- Những người không thuộc diện áp dụng bắt buộc của chế độ hưu trí quốc gia theo thỏa thuận bảo hiểm xã hội giữa các nước.

Người nước ngoài tham gia chế độ hưu trí quốc gia được đối xử công bằng với công dân nước này về mức hưởng bảo hiểm, chuyển trợ cấp ra nước ngoài, v.v. Người nước ngoài rời khỏi Hàn Quốc sau khi tham gia chế độ hưu trí quốc gia không được nhận khoản hoàn trả một lần, trừ trường hợp quốc gia

mà người lao động nước ngoài mang quốc tịch có ký với Hàn Quốc Hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc những quốc gia cho phép công dân Hàn Quốc được hưởng chế độ trợ cấp tương ứng như chế độ hoàn trả một lần.

Ngày 15/8/2003, Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn Luật Cấp phép cho người lao động nước ngoài, có hiệu lực từ 1/8/2004. Theo Luật cấp phép mới, mọi chế độ, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động nước ngoài như người lao động trong nước.

- Mức lương tối thiểu của người lao động tại Hàn Quốc phải đảm bảo 760.000 Won (tương đương 760 USD), áp dụng cho 226 giờ làm.Thời gian hợp đồng lao động 2 năm, nếu làm tốt sẽ được gia hạn thêm một năm. Hiện nay việc tuyển chọn người không thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà do cơ quan nhà nước hai bên thực hiện.

- Số tiền chi phí người lao động phải bỏ ra để được đi lao động tại Hàn Quốc khoảng 1.150 USD (699 USD phí cộng với 450 USD tiền bảo hiểm). Người có chứng chỉ tiếng Hàn (cuộc thi hàng năm do Cục quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội ngôn ngữ Hàn Quốc tổ chức) sẽ được ưu tiên dự tuyển vào chương trình này.

- Chương trình "Lao động thẻ vàng": chương trình lao động thẻ vàng được Chính phủ Hàn Quốc áp dụng từ năm 2001. Lao động đi theo chương trình này không hạn chế số lượng, được hưởng ưu đãi về visa, được đổi nơi làm phù hợp.

Mức lương của lao động theo chương trình thẻ vàng đạt từ 1.500 USD/tháng trở lên và tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.Tham gia chương trình này, lao động phải đáp ứng những yêu cầu cao như tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, đã có kinh nghiệm làm việc trong các ngành nghề nhà tuyển dụng cần và phải có trình độ tiếng Anh nhất định.

1.3.1.3. Đài Loan

Đài Loan có nền công nghiệp phát triển hiện đại, có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000 USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.

Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nước Thái Lan, Philipin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a vào làm việc và từ tháng 11 năm 1999 đến nay, Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và cả trong lĩnh vực giúp việc gia đình, bệnh viện va các khu điều dưỡng (Khán hộ công). Số lượng lao động nước ngoài thường xuyên có mặt tại Đài Loan vào khoảng trên 320.000 người. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 80.000 lao động, trong đó có gần 60.000 lao động giúp việc gia đình và khán hộ công.

Theo Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan, lao động nước ngoài được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản sau:

Người sử dụng lao động được ký hợp đồng lao động với lao động nước ngoài mỗi lần là 2 năm, khi hết hạn, nếu muốn thuê tiếp, người sử dụng lao động được xin gia hạn thêm 1 năm nữa. Những lao động làm việc tốt, không vi phạm pháp luật trong 3 năm qua có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài Loan thêm 3 năm nữa, nhưng phải làm thủ tục xuất cảnh về nước sau đó mới được tái nhập cảnh làm việc.

Trước khi xuất cảnh sang Đài Loan, người sử dụng lao động gửi cho Công ty Việt Nam bản giới thiệu công việc và hợp đồng để người lao động ký kết. Hợp đồng được ghi rõ về thời hạn, tên chủ thuê, mức lương, chi phí ăn ở,

công việc, địa chỉ, thời gian làm việc, các quy định bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện.

Về thời gian làm việc, Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan quy định riêng đối với lao động trong nhà máy, công trường và lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già, bệnh tật.

Lao động trong nhà máy, công trường, xí nghiệp đều áp dụng chế độ làm việc mỗi ngày 8 giờ và hưởng các quyền, lợi ích theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lĩnh vực giúp việc và khán hộ công trong bệnh viện va các khu điều dưỡng, do tính chất đặc thù của công việc là phải phục vụ nên không áp dụng chế độ ngày làm 8 giờ. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ đều căn cứ theo hợp đồng do người lao động ký. Người lao động phải hoàn thành công việc được chủ thuê lao động giao, hết việc trong ngày thì được nghỉ. Vì vậy, người lao động cần hiểu rõ để xác định thái độ làm việc và không được yêu cầu chủ thuê phải thực hiện theo luật.

Về các quyền lợi cụ thể, Luật này cũng quy định khá chi tiết. Lương cơ bản cho lao động nước ngoài là 15.840 Đài tệ/tháng.

Về tiền làm thêm giờ: đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm hai giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không áp dụng chế độ này. Nếu làm thêm ngày chủ nhật (ngày nghỉ tuần) được trả thêm theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thường ở mức 528 Đài tệ/ngày.

Bảo hiểm lao động đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường được người sử dụng lao động chịu trả 100%. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Về bảo hiểm y tế, chủ sử dụng lao động trả 60%, người lao động nộp 30% và chính quyền trợ cấp 10%.

Bảo hiểm tai nạn đột xuất, người lao động tham gia tự nguyện, những người không tham gia bảo hiểm lao động nhưng có tham gia bảo hiểm tai nạn đột xuất sẽ rất có lợi khi gặp tai nạn rủi ro.

Về quyền khiếu nại và chấm dứt hợp đồng, người lao động có quyền khiếu nại với cơ quan lao động và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu người sử dụng lao động hoặc các thành viên trong gia đình chủ có hành vi bạo lực, xúc phạm hoặc không trả lương theo đúng hợp đồng đã ký.

Về các nghĩa vụ của người lao động, luật này quy định người lao động phải: - Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung các điều khoản đã ký trong hợp đồng lao động;

- Chị sự điều hành, giám sât và làm tốt mọi công việc được giao; - Không được cãi lại hoặc có hành vi gây mất an toàn cho chủ thuê lao động;

- Thời gian thử việc là 40 ngày đầu tiên, nếu người lao động không nhanh chóng thích ứng công việc sẽ bị chủ thuê trả về nước;

- Phải thực hiện đúng nội quy làm việc, tôn trọng phong tục, tập quán của gia chủ;

- Không được làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký. Khi bị bắt vì tự ý bỏ hợp đồng làm việc cho chủ khác, người lao động sẽ bị đưa về nước, phải tự chịu tiền vé máy bay và không được phép quay lại Đài Loan làm việc. Ngoài ra, nếu bỏ hợp đồng ra ngoài mà bị tai nạn, ốm đau … sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế và phải tự chi trả mọi chi phí khám chữa bệnh;

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 33)