Về các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 84)

Một là, cần sử dụng thống nhất khái niệm "người lao động nước ngoài" để chỉ những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Giai đoạn trước Nghị định 34/2010/NĐ-CP, các văn bản pháp luật đều dùng chung khái niệm "lao động nước ngoài" để chỉ những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới nhiều hình thức (ngoài hình thức hợp đồng lao động), nhiều ý kiến cho rằng gọi chung những người vào nước ta để chào bán dịch vụ, cung cấp dịch vụ theo hợp đồng hay những người là đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài là "lao động nước ngoài" là không đúng. Đấy là lý do chính để Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH dùng khái niệm "người nước ngoài làm việc tại Việt Nam". Tuy nhiên, thực tế, mọi người vẫn dùng khái niệm "lao động nước ngoài" trên các diễn đàn pháp luật hoặc trên báo chí. Vì sao vậy? Vì khái niệm này dễ hiểu, ngắn gọn. Suy cho cùng, những người nước ngoài này đều là người lao động, họ kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Không nhất thiết họ phải ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Đặc biệt, phần lớn trong số họ đã là nhân viên (có ký hợp đồng lao động) của các chủ lao động ở nước ngoài.

Hai là, cần bổ sung hộ gia đình và tổ hợp tác vào danh sách những doanh nghiệp, tổ chức được phép sử dụng lao động tại Việt Nam.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, hộ gia đình gồm các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. (Điều 106). Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Điều 111, Bộ luật Dân sự).

Đây cũng là tổ chức kinh tế, mặc dù quy mô nhỏ hơn hợp tác xã hay các loại hình doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu và đều có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước đầy đủ. Khi họ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài mà pháp luật không cho phép thì thật là thiếu sót và không công bẳng.

Ba là, cần bổ sung thêm những đối tượng là người nước ngoài phải xin cấp giấy phép lao động.

Cụ thể, chúng ta cần bổ sung thêm các đối tượng sau phải xin cấp giáy phép lao động:

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng; - Lao động phổ thông như: người giúp việc gia đình, công nhân, v.v; - Phu quân, phu nhân của người được miễn trừ ngoại giao, lãnh sự khi muốn làm việc tại Việt Nam;

Người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc ở Việt Nam có thể dễ dàng sử dụng "kẽ hở" làm việc dưới 3 tháng. Họ ký các hợp đồng dưới 3 tháng hoặc cứ sau thời gian gần 3 tháng lại làm thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh trở lại Việt Nam. Thậm chí, nhiều lao động phổ thông ở lại Việt Nam làm việc mà chỉ thông qua visa du lịch, cứ hết hạn lại gia hạn. Các cơ quan nhà nước về lao động hiện nay gần gặp khó khăn vô cùng khi quản lý những đối tượng này. Vì vậy, buộc những trường hợp này cũng phải xin Giấy phép lao động là biện pháp cần thiết.

Người giúp việc gia đình là người nước ngoài chưa phổ biến ở nước ta như một số nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore. Lao động giúp việc nhà được đánh giá chuyên nghiệp nhất, có số lượng rất lớn nhất và nhiều người biết đến nhất trên thế giới là lao động Philippine. Ở một số quận tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự xuất hiện ngày càng nhiều những

sin ngoại". Ngoài ra, một số lao động phổ thông khác như: công nhân nhà máy, công nhân làm việc cho các nhà thầu, v.v cũng cần được quản lý bằng việc cấp giấy phép lao động. Đây là lao động phổ thông, nhà nước ta không khuyến khích. Nhưng không có quy định pháp luật quản lý họ và những chế tài cần thiết khi họ vi phạm pháp luật Việt Nam chính là sự "buông lỏng" của các cơ quan nhà nước về lao động. Không những vậy, khi quản lý họ bằng giấy phép lao động, chúng ta sẽ có cơ sở để thu thuế thu nhập cá nhân của họ, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Phu nhân, phu quân của những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự làm việc trên cơ sở thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng một số quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự như chồng, vợ họ nhưng trong quan hệ lao động với những người sử dụng lao động tại Việt Nam, họ đứng tên với tư cách cá nhân. Vì vậy, họ cũng phải đảm bảo những điều kiện như những người lao động nước ngoài khác và phải được cấp Giấy phép lao động.

Bốn là, cần sửa đổi, bổ sung điều kiện của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khi chúng ta cấp giấy phép lao động cho lao động phổ

thông nước ngoài thì những điều kiện của lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay không còn phù hợp. Nên chăng, chúng ta sẽ phân loại lao động nước ngoài theo trình độ, chuyên môn cao hoặc lao động phổ thông để có những quy định về điều kiện riêng cho từng đối tượng.

Để việc chấp nhận lao động phổ thông làm việc hợp pháp tại Việt Nam không ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong nước, điều kiện mà họ cần đáp ứng cũng nên quy định chặt chẽ. Chẳng hạn: thời hạn của Giấy phép lao động không quá 3 năm, không gia hạn lần 2; họ không được là lao động tự do mà phải là nhân sự của 1 trung tâm hay doanh nghiệp chuyên cung ứng lao động và họ phải có tiền ký quỹ gửi tại Trung tâm hay doanh nghiệp

đó. Như vậy, một phần chúng ta quản lý được số lượng, công việc và thời gian làm việc của họ, đảm bảo việc thu thuế từ thu nhập của họ, có cơ sở để giải quyết những tranh chấp của họ với những người sử dụng lao động thực sự như làm mất mát đồ đạc, bồi thường vi phạm hợp đồng, v.v. Mặt khác, quyền lợi của họ cũng được pháp luật Việt Nam bảo vệ như được tạm trú hợp pháp, được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, tiền lương như lao động Việt Nam, v.v.

Năm là, cần bổ sung thêm những trường hợp không cần xin cấp Giấy phép lao động như sau:

- Người nước ngoài làm Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người nước ngoài được Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam;

- Người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp, thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới WTO của 11 ngành dịch vụ: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải;

- Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA theo quy định hay thỏa thuận trong các Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

- Người nước ngoài đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Sáu là, cần bỏ bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 02/06/2010 về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ, ngành có bỏ thành phần sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động. Do vậy, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động là chưa phù hợp.

Bảy là, cần bổ sung quy định bắt buộc đăng báo tuyển dụng trong mọi cách thức tuyển dụng.

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm thì không phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo trung ương và địa phương. Đây chính là một điểm bất cập để ta có thể kiểm soát được số lượng lao động nước ngoài ngay từ khâu đầu vào. Do vậy, cần thiết phải quy định nhà sử dụng lao động phải đăng báo trên một báo địa phương và một báo trung ương ngay cả khi thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm. Việc đăng báo không tốn nhiều thời gian và tiền bạc của nhà tuyển dụng nhưng lại rất hữu ích cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Tám là, cần quy định chặt việc sử dụng lao động nước ngoài của các nhà thầu (cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ)

Trong hồ sơ dự thầu nộp cho bên mời thầu, nhà thầu nước ngoài phải kê khai số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, chức danh đảm nhận, thời gian thực hiện công việc để thực hiện gói thầu. Sau khi trúng thầu, nhà thầu nước ngoài phải lập danh sách những người nước ngoài đang làm việc cho nhà thầu cho từng vị trí công việc như đã kê khai để báo cáo và đề nghị chủ đầu tư xem xét, chấp nhận. Chủ đầu tư phải cho ý kiến bằng văn bản. Nếu sau khi trúng thầu, nhà thầu cần tuyển thêm người lao động nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục tuyển dụng đúng như quy định và trước khi ký hợp

đồng lao động với những người này thì nhà thầu phải báo cáo chủ đầu tư và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ đầu tư. Quy định này áp dụng đối với cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ nhằm khắc phục tình trạng hiện nay nhiều nhà thầu tuyển dụng "chui" lao động nước ngoài mà chủ đầu tư không biết.

Chín là, cần đơn giản hóa trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Theo chúng tôi, thời hạn giải quyết giải quyết việc cấp Giấy phép lao động cần giảm xuống 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ nhằm phù hợp với phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp mà người lao động nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động muốn làm vị trí công việc khác chỉ cần phải có giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế; giấy chứng nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật hoặc bản xác nhận năm năm kinh nghiệm đối với nghệ nhân những ngành nghề truyền thống; v.v; bản sao Giấy phép lao động đã được cấp và ba ảnh mầu theo quy định.

Còn đối với người nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực hoặc vô hiệu, nay có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác nhưng cùng vị trí công việc đã ghi trong Giấy phép lao động thì chỉ cần có Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế; bản sao Giấy phép lao động đã được cấp và ba ảnh mầu theo quy định.

Mười là, quy định về việc cấp lại Giấy phép lao động cần bổ sung thêm trường hợp khi người lao động thay đổi các nội dung trong Giấy phép lao động về tên, số hộ chiếu, nơi làm việc. Người lao động phải xuất trình

những văn bản chứng minh những thay đổi đó. Nếu là văn bản tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng tại Việt Nam hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự.

hiệu xử phạt hành chính cho hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động là một năm. Theo chúng tôi, nên nâng lên thành hai năm, thậm chí ba năm. Mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000, theo chúng tôi, chưa đủ sức răn đe. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã sẵn sàng nộp phạt nhưng vẫn sử dụng lao động nước ngoài trái phép. Ngoài ra, việc bổ sung hình phạt buộc xuất cảnh sẽ dễ thực hiện hơn trên thực tế khi xử lý những người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trái phép.

Mười hai là, cần bổ sung quy định về việc định kỳ báo cáo nhu cầu tuyển dụng và tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại doanh nghiệp, tổ chức.

Hàng năm, người sử dụng lao động phải đăng ký nhu cầu tuyển và sử dụng lao động nước ngoài về số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc theo từng vị trí công việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp có thay đổi nhu cầu tuyển dụng thì những đơn vị này phải đăng ký bổ sung trước ngày đăng báo tuyển dụng ít nhất ba mươi ngày.

Ngoài ra, những doanh nghiệp, tổ chức này phải lập danh sách những người lao động nước ngoài đang làm việc cho họ kèm theo số Giấy phép lao động và ngày hết hạn Giấy phép lao động cũng như danh sách trích ngang của những người nước ngoài thuộc diện không cần Giấy phép lao động và định kỳ ba tháng hoặc sáu tháng báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mười ba là, để nâng cao hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý lao động nước ngoài (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Cục hải quan các tỉnh biên giới, bộ đội biên phòng), theo chúng tôi, trách nhiệm của các cơ quan này cần được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể là:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ hàng 3 tháng hoặc 6 tháng cung cấp danh sách những người lao động nước ngoài có Giấy phép lao

động và những trường hợp không cần Giấy phép lao động, các trường hợp gia hạn và cấp lại Giấy phép lao động tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để kiểm tra và làm thủ tục nhập cảnh, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Bộ Công an chỉ cấp thị thực cho người nước ngoài sau khi đã được cấp hoặc gia hạn Giấy phép lao động (trừ những trường hợp không cần Giấy phép lao động); không gia hạn tạm trú, buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với các trường hợp người lao động nước ngoài không có Giấy phép lao động hoặc có Giấy phép lao động nhưng hết hạn, chưa được gia hạn hoặc không được gia hạn. Biện pháp trục xuất chỉ áp dụng đối với một trong những trường hợp sau:

- Đã bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam;

- Làm việc tại Việt Nam quá 1 năm mà trong thời gian đó không có Giấy phép lao động hoặc chưa được gia hạn hoặc không được gia hạn Giấy

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)