Tóm tắt chương 1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn) (Trang 35)

Chương 1 đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học và khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với các doanh nghiệp. Đồng thời đã nêu lên những kinh nghiệm quản trị NNL của một số nước tiên tiến trên thế giới.

Qua đó càng khẳng định rõ vai trò quan trọng của quản trị NNL nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với từng cá nhân, cố gắn thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên. Do đó quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Cũng chính vì vậy việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị nguồn nhân lực vào trong môi trường ngành kinh doanh xăng dầu nói chung cũng như Công ty xăng dầu Khu vực II nói riêng sẽ có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả như mong đợi.

Theo tác giả đây là cơ sơ khoa học thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QTNNL trong chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu khu vực II

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV, tên giao dịch “Petrolimex Sài Gòn”, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn, thực hiện hạch toán độc lập, trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (sau đây gọi là Tập đoàn) – Bộ Công thương Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Công ty xăng dầu Miền Nam ra đời sau ngày giải phóng Miền Nam, theo Quyết định số 40/QĐ-BKT ngày 17/9/1975 của Bộ Kinh tế - Tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tiếp quản cơ sở vật chất của 3 hãng Shell, Esso, Caltex.

Công ty liên tục phát triển, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của khách hàng và xã hội. Công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến với hệ thống công nghệ, bồn bể có sức chứa lên đến 730.000m3, hệ thống xuất nhập tự động và hệ thống phòng hóa nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Hàng năm Công ty tiếp nhận và xuất cấp trên 8.000.000m3/tấn xăng dầu các loại, hệ thống trên 68 cửa hàng bán lẻ nằm trên địa bàn các quận huyện thuộc TP.HCM, các tỉnh lân cận và đã được đầu tư khang trang, hiện đại. Ngoài ra Công ty còn có một hệ thống phân phối ở các kênh bán buôn gồm các Tổng đại lý, Đại lý và khách hàng công nghiệp, bán tái xuất gồm cả thị trường như Campuchia, Lào… Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, chuyển đổi theo hướng năng động, hoạt động kinh doanh gắn với cơ chế thị trường. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả về qui mô, tốc độ, chất lượng và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ; vai trò và vị thế của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Công ty có nhiệm vụ chính là cung ứng xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, dự trữ xăng dầu quốc gia và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Chức năng của Công ty là kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và hoạt động kinh doanh khác, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xăng dầu như: Giữ hộ; Nhập ủy thác; Dịch vụ vận tải; Thi công xây lắp, tu sửa, bảo quản các công trình chuyên ngành xăng dầu, sản xuất và kinh doanh các lọai vật tư, máy móc thiết bị chuyên dùng xăng dầu....; Đo lường, kiểm định, hóa nghiệm, dịch vụ kỹ thuật xăng dầu, dịch vụ cung ứng tàu biển.

Thị trường chính của Công ty là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, tái xuất xăng dầu sang thị trường Campuchia, các khu chế xuất và tàu biển nước ngoài.

Trụ sở chính của Công ty tại số 15 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, quận I, Tp.HCM.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý

(Nguồn: Công ty xăng dầu khu vực II)

Công ty có 11 phòng, ban và 3 đơn vị trực thuộc, Ban Giám đốc Công ty gồm: 1 Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm:

Tổng kho xăng dầu Nhà Bè: là nơi tiếp nhận xăng dầu từ các tàu vận tải trong và ngoài nước; bảo quản, tồn chứa, xuất cấp xăng dầu cho khách hàng của Cty và đơn vị trong toàn ngành. Trụ sở đặt tại Thị Trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, Tp.HCM. Cách trung tâm thành phố 15km về phía Nam với tổng sức chứa trên 730.000m3.

Xí nghiệp Bán lẻ xăng dầu: Tổ chức bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ trải đều các quận, huyện thuộc Tp.phố Hồ Chí Minh, với hệ thống gồm 68 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và hơn 70 Đại lý và Tổng đại lý. Trụ sở tại số 15 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.

Xí nghiệp Dịch vụ xây lắp & thương mại Petrolimex Sài gòn: Thực hiện dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành xăng dầu, phục vụ nhu cầu nội bộ ngành và xã hội: Xây lắp các công trình, dịch vụ kỹ thuật công nghệ chuyên dùng, xử lý chất thải, vệ sinh bồn bể.... Trụ sở tại số 15 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận I, Tp.HCM.

Dưới các đơn vị là các phòng, ban nghiệp vụ chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo đơn vị và các phòng ban có quan hệ công tác theo ngành dọc.

2.1.4. Văn hóa Công ty

Công ty đã ban hành Quyết định số 1710/QĐ-XDKV II ngày 15/5/2008 ban hành kèm theo Chuẩn văn hóa và phong cách lề lối làm việc của CBCNV Công ty.

Mục tiêu của Chuẩn văn hóa và phong cách lề lối làm việc hoàn toàn không tách rời với mục tiêu chiến lược của Công ty. Trên cơ sở lấy các giá trị văn hóa “Hướng tới khách hàng” và “văn hóa chuyên nghiệp” làm nền tảng, bộ chuẩn này sẽ giúp cho mỗi thành viên của Công ty hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Công ty trở thành đơn vị kinh doanh xăng dầu mạnh và năng động hàng đầu.

Tầm nhìn

Công ty xăng dầu khu vực II là Công ty hàng đầu, chuyên nghiệp trong kinh doanh xăng dầu và các dịch vụ có liên quan, hoạt động đa ngành lấy xăng dầu làm

trục chính, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò dẫn dắt và điều tiết thị trường xăng dầu bằng những nỗ lực của sự hợp tác, sáng tạo của mỗi thành viên. Hàng đầu thể hiện:

+ Đi đầu trong việc cung cấp hàng hoá có chất lượng cao theo tiêu chuẩn VN. + Chiếm lĩnh thị phần lớn nhất thể hiện sức hút lớn và có khả năng điều tiết thị trường.

+ Đi đầu trong giới thiệu các sản phẩm nhiên liệu sạch hơn, kinh tế hơn cho XH. + Dẫn đầu toàn ngành trong các hoạt động cải thiện môi trường làm việc theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo đem lại cơ hội phát triển an toàn cho mọi thành viên trong Công ty.

* Sứ mạng

Công ty là đơn vị cung cấp xăng dầu và các dịch vụ có liên quan một cách hiệu quả với chất lượng và trách nhiệm bảo vệ môi trường cao nhất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

2.1.5. Kết quả một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2008 - 2012 của Công ty

- Mức tiền lương bình quân và mức đóng bảo hiểm xã hội: Mức thu nhập bình quân tăng trung bình trên dưới 2%/năm. Công ty đóng đầy đủ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tiền lương bình quân và mức nộp Bảo hiểm từ năm 2008-2012

Đơn vị tính: 1.000đồng Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền lương bình quân

(tháng). 6.700 7.250 7.495 7.675 7.050

Nộp BHXH (15%), BHYT (3%), Bảo hiểm thất nghiệp mua từ năm 2009 (1%).

35.394.026 36.663.727 36.781.625 37.007.611 37.629.462

(Nguồn: Công ty xăng dầu Khu ực II)

- Một số chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua các năm. Doanh thu của Công ty có chiều hướng tăng dần qua các năm, lợi

nhuận bị giảm dần và đặc biệt năm 2012 Công ty kinh doanh bị lỗ. Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, nhưng một trong những nguyên nhân chính là thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo năng lượng cho xã hội và cho nền kinh tế. Trong một số giai đoạn Công ty phải kinh doanh trong điều kiện giá nhập cao hơn giá bán. Đây là điều kiện kinh doanh bắt buộc phải hoạt động trong khi một số Công ty xăng dầu khác thì họ hoạt động cầm chừng và bán trong hạn mức kinh doanh đối với khách hàng. Petrolimex là đơn vị kinh doanh xăng dầu và có nhiệm vụ dự trữ quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng. Vì vậy, Công ty luôn phải tồn kho lượng lớn sản lượng để đảm bảo lượng dự trữ (xem Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Một số chỉ số cơ bản từ năm 2008-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng doanh thu 17.594 15.518 17.360 25.021 23.293

Tổng lợi nhuận (trước thuế) 233 172 77 22 -1,1

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 318 400 440 440 570

Tỷ suất lợi nhuận/nguồn VCSH 73.3% 43% 17,5% 5% -0,2% Tổng nộp ngân sách (số thực nộp) 310 662 617 724 730

(Nguồn: Công ty Xăng dầu Khu vực II)

2.2. Phân tích hoạt động QTNNL tại Công ty xăng dầu khu vực II

2.2.1. Đặc điểm, cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã đánh giá lại thị trường, phân tích khả năng cạnh tranh để có hướng phát triển thích hợp. Trong đó có cả những giải pháp liên quan đến đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu hiện tại và trong tương lai.

Công ty có một đội ngũ lao động ổn định và có xu hướng tinh giản một cách hợp lý. Lao động trực tiếp chiến tỷ lệ lớn, bình quân 76% và lao động gián tiếp chiếm bình quân là 24% tổng số lao động trong toàn Công ty. Đây được xem là một tỷ lệ tương đối phù hợp trong giai đoạn này. Tuy nhiên, theo thống kê các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu khác thì tỷ lệ LĐ gián tiếp chiếm khoảng 20 đến 22%. Nhìn chung đội ngũ lao động tại Công ty thời gian qua tương đối ổn định. (Xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp của Công ty từ 2008-2012

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lao động trực tiếp 1283 1254 1.200 1.241 1.250

Lao động gián tiếp 407 408 383 378 364

TỔNG SỐ LĐ 1.690 1.662 1.583 1.619 1.614

(Nguồn: Công ty Xăng dầu khu vực II)

Hình 2.2: biểu đồ lao động trực tiếp và gián tiếp

Lao động theo trình độ: Trình độ trên đại học và đại học đang tăng dần qua các năm, trình độ cao đẳng giảm dần. Đây là xu thế hướng đến của Công ty và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Chính vì quan điểm mức lương trả cho cử nhân cao đẳng cũng tương đương với cử nhân đại học, nên xu thế tuyển dụng trình độ đại học là chính yếu. Mặt khác, đặc thù ngành kinh doanh xăng dầu quy định: nhân viên bán hàng, công nhân xuất nhập xăng dầu và công nhân kỹ thuật vận hành các công trình xăng dầu đều phải có trình độ từ trung cấp trở lên (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty từ 2008-2012 THEO TRÌNH ĐỘ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trên Đại học 9 12 16 19 20 Đại học 392 397 429 437 464 Cao đẳng/Trung cấp 483 470 388 412 391 CNKT 725 709 681 692 686 Khác 81 74 69 59 53

(Nguồn: Công ty xăng dầu khu vực II)

Trong những năm gần đây Công ty và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chủ trương tinh giản LĐ, tổ chức sắp xếp nguồn LĐ hiện có cho phù hợp với yêu cầu trong quá trình SXKD. Thực tế cho thấy LĐ có xu hướng giảm dần, đặc biệt là LĐ khối gián tiếp. Riêng năm 2011 tăng 36 LĐ là do Công ty thành lập 3 thêm Cửa hàng bán lẻ xăng dầu và đưa Xưởng xử lý chất thải nhiễm dầu vào hoạt động ở giai đoạn 2 nên đã tăng thêm LĐtrực tiếp (xem bảng 2.5).

Bảng2.5: Biến động lao động của Công ty từ 2008-2012

CHỈ TIÊU 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011

Tăng/giảm

(người) tăng/giảm Tỷ lệ Tăng/giảm (người) tăng/giảm Tỷ lệ Tăng/giảm (người) tăng/giảm Tỷ lệ Tăng/giảm (người) tăng/giảm Tỷ lệ

T.SỐ LĐ -28 (1,7%) -79 (5%) 36 2,2% -5 (0,3%) L.động trực tiếp -29 (1,8%) -54 (4,3%) 41 3,3% 9 0,02% L.động gián tiếp 1 0,2% -25 (6,1%) -5 (1,3%) -14 (3,84%) TRÌNH ĐỘ Trên Đại học 3 0,18% 4 0,25% 3 0,18% 1 0,06% Đại học 5 0,3% 32 2% 8 0,5% 27 1,7% Cao đẳng/ Trung cấp -13 (0,8%) -82 (5,2%) 24 1,5% -21 (1,3%) CNKT -16 (0,9%) -28 (1,8%) 11 (0,7%) -6 (0,4%) Khác -7 (0,4%) -5 (0,3%) -10 (0,6%) -6 (0,4%)

Công ty được đánh giá là một trong những công ty tốt, do có các điều kiện lao động tốt, thực hiện chính sách chế độ và chăm lo đời sống nhân viên tốt. Vì lẽ đó, nhân viên ngày càng gắn bó với Công ty. Điều này thể hiện qua bảng thống kê thâm niên của nhân viên làm việc tại Công ty, cụ thể: từ 3 đến 10 năm chiến tỷ lệ cao nhất 41%, sau đó đến 11 đến 15 năm chiếm tỷ 19%, đặc biệt là trên 30 năm thâm niên chiến đến 10,7% (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6 Thâm niên công tác của nhân viên (thống kê năm 2012)

Thâm niên công tác Số nhân viên Tỷ lệ (%)

Dưới 3 năm 129 8 Từ 3- 10 năm 662 41 Từ 11- 15 năm 307 19 Từ 16- 25 năm 246 15 Từ 26- 30 năm 101 6.3 Trên 30 năm 169 10.7 Tổng cộng 1614 100

(Nguồn: Công ty xăng dầu khu vực II)

2.2.2. Thực trạng công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty

Trong điều kiện SXKD hiện nay và định hướng phát triển trong tương lai, Công ty đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo nguyên tắc đúng người đúng việc. Tuy nhiên, công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty hiện nay là chưa được quan tâm đúng mức, xây dựng kế hoạch nhân lực cho từng năm mà không có chiến lược và không có dự báo lâu dài nguồn nhân lực cho Công ty. Kế hoạch SXKD của Công ty cũng xây dựng cho từng năm, không phân tích xác định môi trường kinh doanh dài hạn. Do vậy, Công ty không thể xây dựng được chiến lược nhân sự dài hạn và hoạch định, phát triển NNL trong tương lai. Ngoài ra công tác hoạch định nguồn nhân lực được thực hiện không theo một trình tự nào cả mà phó mặc cho các phòng, ban nghiệp vụ đề xuất bổ sung hoặc thay thế nhân sự trong năm...mà chưa thể hiện đúng vai trò tư vấn, phân tích, tổng hợp công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty một cách có hệ thống.

Do đó, Công ty cần chú trọng hơn trong việc xây dựng quy trình hoạch định nguồn nhân lực để tiến đến xây dựng được chiến lược nguồn nhân lực, giúp Công ty chủ động hơn trong sử dụng lao động một cách có hiệu quả. Để đánh giá cụ thể thực trạng công tác hoạch định NNL cần phải phân tích các nội dung cụ thể như sau:

2.2.2.1. Phân tích công việc tại Công ty

Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn chức danh công việc được coi là vấn đề then chốt của hoạt động hoạch định NNL. Công ty đã thực hiện phân tích công việc và xây dựng các Bảng mô tả công việc, Hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc, ban hành kèm theo Quyết định số 2338/QĐ-XDKVII ngày 18/8/2009.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)