Về việc sử dụng các chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 71)

Mục tiêu phát triển của chúng ta- cái mà Đảng ta luôn nhấn mạnh trong nhiều văn kiện khác nhau và cũng xuất phát trong thực tế xây dụng đất nước đó là: tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội…thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt quan tâm đến tận các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, gia đình chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh” [29, 31]. Mục tiêu đó trong thời gian qua đã dần được hiện thực hoá. Song song với thực hiện “xoá đói, giảm nghèo”, “đền ơn, đáp nghĩa”, việc thực hiện công bằng xã hội còn được thực hiện bằng sự chăm lo của Đảng, Nhà nước về các vấn đề bảo hiểm xã hội đối với người về hưu, thực hiện bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao thể chất nhân dân, đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Có thể nói, trong suốt quá trình chuyển sang nền KTTT, những tiến bộ về kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của công bằng xã hội, vì vậy cần tiếp tục điều chỉnh để tránh tình trạng mất cân bằng giữa kinh tế, xã hội và con người. Chúng ta đang gặp phải nghịch lý là nền KTTT cần có môi trường xã hội ổn định và lành mạnh để phát triển, song những hạn chế, những khuyết tật của nó lại sản sinh ra xu hướng phủ định chính những điều kiện phát triển của nó. Nếu chỉ tập trung vào phát triển KTTT mà không quan tâm đến phần còn lại là công bằng xã hội thì nguy cơ phá vỡ trạng thái ổn định đời sống xã hội luôn tiềm ẩn và nó tấn công chúng ta bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)