4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và
3.3.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
vậy, vai trò quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của nền KTTT định hướng XHCN mới được thực hiện.
3.3.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Để hoàn thành các chức năng kinh tế của mình, hướng tới sự phát triển kinh tế theo định hướng chính trị đã được lựa chọn, khắc phục những hạn chế của kiểu tổ chức quản lý theo mô hình cũ, theo chúng tôi, cần xây dựng nhà nước ta thành nhà nước pháp quyền XHCN, một Nhà nước thực sự của dân, do dân, Nhà nước điều hành mọi hoạt động của xã hội theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do, dân chủ thực sự cho mọi người dân trong xã hội; một Nhà nước với vai trò, chức năng chủ yếu là “định hướng phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng XHCN; thiết lập khuôn khổ pháp luật, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt; khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, quản lý tài sản công và kiểm kê kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tê, xã hội , [4, tr.103-104].
Theo hướng đó, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải thể hiện sự tập trung thống nhất quyền lực, nhưng có sự phân chia rõ ràng, cụ thể chức năng và nhiệm vụ giữa các cơ quan của bộ máy Nhà nước; tạo ta cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước phải tạo ra cơ chế và phương thức hoạt động để Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan này duy nhất thực hiện quyền lập pháp – thể hiện được đầy đủ nhất, tập trung nhất ý chí và nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân dân trong xã hội; làm cho Quốc hội không phải là một cơ
quan bao gồm những ông “ nghị gật”, hoạt động mang nặng tính hình thức, không phát huy được tinh thần dân chủ trong thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhà nước phải tạo ra cơ chế thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của nó. Bên cạnh đó, phải sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan tư pháp để nó đủ sức đảm bảo duy trì, tôn trọng hiệu lực của pháp luật.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi căn bản phương thức quản lý của Nhà nước đối với kinh tế. Đó là sự chuyển đổi từ phương thức quản lý bằng chỉ thị, mệnh lệnh hành chính sang phương thức quản lý bằng pháp luật. Thông qua hệ thống pháp luật, Nhà nước tạo dựng, bảo vệ, tôn trọng và giúp đỡ cho thị trường ra đời và hoạt động thông suốt. Thông qua hệ thống pháp luật hoàn chỉnh Nhà nước tạo dựng môi trường pháp lý ổn định, kích thích, tạo điều kiện cho sản xuất – kinh doanh. Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, ở đâu có môi trường pháp lý ổn định, hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh và có hiệu quả cao sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước – một điều kiện cần thiết và quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Việc tạo dựng hệ thống pháp luật ổn định còn là cơ sở pháp lý đảm bảo tính ổn định của hệ thống các chính sách kinh tế. Một khi toàn xã hội sống và làm việc theo pháp luật thì đương nhiên, việc đề ra, đưa ra vào thực hiện và sửa đổi các chính sách kinh tế cũng được xem xét một cách kỹ lưỡng và có hệ thống trên quy mô toàn xã hội. Do đó, tránh được sự thay đổi tùy tiện theo ý muốn chủ quan của một số cơ quan hay cá nhân nào đó.
Việc quản lý kinh tế bằng pháp luật cũng sẽ khắc phục được tình trạng “ vô chủ” của TLSX. Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, luật pháp xác
định quyền sở hữu của Nhà nước đối với những TLSX chủ yếu của xã hội (đất đai, tài nguyên thiên nhiên…), đồng thời,lại giao quyền sử dụng (bao gồm cả chuyển nhượng…) cho các chủ tthể kinh tế khác nhau. Như thế, tài sản của xã hội vừa được quản lý chặt chẽ, vừa được sử dụng có hiệu quả.
Việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta còn đòi hỏi nhà nước phải thay đổi mối quan hệ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nền kinh tế đó yêu cầu, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế phải mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, thích ứng với sự vận động khách quan của cơ chế thị trường. Vì thế, các đầu mối, các cơ quan, các bộ trong Chính phủ phải gọn nhẹ, tránh chồng chéo. Sự quản lý, điều hành của Nhà nước phải mang tính chiến lược nhiều hơn, tập trung vào các nhiệm vụ thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất và tiêu dùng tự chủ trong các quyết định của mình, nhằm hướng nền kinh tế vận hành theo định hướng XHCN. Từ đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới bộ máy nhà nước, cải cách hành chính quốc gia. Quá trình đó cần được tiến hành đồng bộ về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trước mắt, việc đổi mới đó phải hướng tới thực hiện đầy đủ một số nhiệm vụ sau:
- Tạo lập nền KTTT đồng bộ, hoạt động theo quy luật kinh tế khách quan vốn có của nó; qua đó tạo điều kiện và môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Dìu rắt, hướng dẫn, hỗ trợ sự phát triển của các thành phần kinh tế. - Hoạch định và thực hiện các chính sách vừa nhằm các mục tiêu kinh tế ( tăng trưởng kinh tế), vừa nhằm các mục tiêu xã hội ( công bằng bình đẳng xã hội..).
3.3.3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế và quản lý