4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và
3.4.1. Đổi mới việc xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ mới.
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là yếu tố trực tiếp quyết định thành bại của cách mạng. Vì vậy, công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược cách mạng của Đảng, Nhà nước ta. Thực hiện nghị quyết đại hội đaị biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng về vấn đề sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TƯ Đảng ( khóa VIII) đã xây dựng Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong đó, Hội nghị đã xác định mục tiêu chung của công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp từ TƯ đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và nâng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng
trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng.
Trên cơ sở mục tiêu chung đó, Nghị quyết cũng đã xây dựng tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho việc cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nắm vững mục tiêu và tiêu chuẩn chung cho cán bộ Đảng và Nhà nước, trong điều kiện hiện nay, để KTTT vận hành theo các qui luật khách quan vốn có, đi đúng định hướng chính trị; cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ bản lĩnh định hướng sự vận động đi lên của nền kinh tế phù hợp với đường lối chính trị của Đảng.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức, kỷ luật.
- Có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cao; đủ năng lực và sức khỏe để điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô.
- Có kiến thức về KTTT và quản trị – kinh doanh; hiểu biết khoa học, công nghệ, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Có năng lực tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Các yêu cầu đó được đặt ra nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa hồng, vừa chuyên; vừa có tài, vừa có đức.
Thực tiễn vận hành của KTTT cho thấy cơ chế thị trường rất khắc nghiệt, nó sẵn sàng đào thải ra khỏi guồng máy hoạt động mọi cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả; đồng thời, nó cũng tạo nhiều cơ hội để mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình. Vì vậy, mỗi cán bộ quản lý cần phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoạt động. Bên cạnh mặt mạnh đó của cơ chế thị trường, sự hoạt động của nó trong điều kiện hiện nay ở nước ta cũng tạo điều kiện cho lối sống vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự tha hóa
về phẩm chất chính trị, đạo đức, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, quan liêu… phát triển. Để thoát khỏi những tệ nạn đó, thoát khỏi những cám dỗ đời thường và đưa nền kinh tế nước ta phát triển đúng định hướng chính trị, đạt hiệu quả cao, bên cạnh cái tài, hơn bao giờ hết, các cán bộ quản lý kinh tế cần phải là những người có đạo đức, phải coi cái đức, cái tài không tách rời mà hòa hợp trong mỗi cán bộ.