Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế và quản lý

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 100)

4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và

3.3.3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế và quản lý

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với sức mạnh chính trị của mình, bằng hệ thống kế hoạch pháp lệnh, Nhà nước đã nắm quyền chỉ huy tập trung, thống nhất sự vân động của nền kinh tế, đặt vai trò kinh tế của mình bao trùm lên mọi mặt của đời sống kinh tế. Trong nền kinh tế đó, mọi vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất đều do Nhà nước quản lý. Quá trình sản xuất – kinh doanh không chú trọng vào các mục tiêu kinh tế, mà chỉ hướng tới giải quyết những vấn đề xã hội nhằm tạo công ăn việc làm cho mọi thành viên trong xã hội, tạo phúc lợi xã hội. Vì thế, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế không chỉ bao quát ở tầm vĩ mô, mà còn trực tiếp kiểm soát, điều hành sản xuất ở vĩ mô, ở cơ sở. Trong điều kiện ấy, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả, bộ máy cồng kềnh, tệ quan liêu tham nhũnh luôn có cơ hội xuất hiện.

Chuyển sang cơ chế thị trường, “ Nhà nước phải tổ chức bộ máy, bổ sung, hoàn thiện các chức năng nhiệm vụ của mình cho phù hợp với sự vận động, biến đổi của kinh tế” [11,tr.108].Theo hướng đó, chúng ta đã tiến tới đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới, những kết quả đạt được trong lĩnh vực này còn hết sức ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới. Thực tế đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới nó.

Sự tác động của nhà nước đến nền kinh tế phải được đổi mới trước hết ở việc xác định rõ giới hạn can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, sự phân định nội dung quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Quản lý nhà nước về kinh tế là đặt ra các kế hoạch, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện, tiền đề, môi trường phục vụ đắc lực cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, hướng dẫn của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong tính chỉnh thể của nó. Muốn vậy, bộ máy nhà nước cần phải được đổi mới cho phù hợp với chức năng và quan hệ phân công, phân cấp; tạo môi trường thuận lợi về kinh tế, xã hội cho hoạt động kinh tế;

điều tiết, phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh tế; tạo ra định hướng, kích thích, khuyến khích các hoạt động nhằm tăng trưởng kinh tế; giải quyết những vụ việc ngoài khả năng tự khắc phục của các đơn vị kinh tế, đồng thời giữ vững được kỷ luật và kỷ cương nhà nước. Nhà nước phải thiết lập trật tự mới trong đời sống kinh tế của đất nước, điều tiết các lợi ích trong phạm vi xã hội để đảm bảo sự công bằng, thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế của đất nước, điều tiết các lợi ích trong phạm vi xã hội để đảm bảo sự công bằng, thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, làm gọn nhẹ, trong sạch bộ máy nhà nước và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là, việc đổi mới theo hướng này đòi hỏi phải thực hiện chủ trương thực hiện chế độ tự chủ sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, tập trung vào tư quyền quyết địng những vấn đề ở tầm vĩ mô,” cán bộ và các cấp chính quyền không can thiệp vào chức năng quản lý kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp [25 , tr.104].

Trong khuôn khổ, môi trường do Nhà nước tạo ra, các doanh nghiệp trực tiếp đối diện với KTTT. Bằng các biện pháp kinh doanh, các doanh nghiệp tạo ra giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu xã hội, đồng thời, thông qua đó để thỏa mãn những lợi ích của mình. Các doanh nghiệp vừa chịu sự điều tiết của Nhà nước theo mục tiêu và định hướng phát triển của nền kinh tế, lại vừa trực tiếp tác động lẫn nhau thể hiện sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật; hoạt động sản xuất – kinh doanh theo nguyên tắc tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.

Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất – kinh doanh nhằm tránh sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, vi phạm sự vận động khách quan của cơ chế thị trường, đưa nhà nước trở về đúng với chức năng kinh tế của nhà nước pháp quyền quản lý nền kinh tế. Có

như vậy, nhà nước mới thực hiện được vai trò quản lý KTTT định hướng XHCN.

Việc phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của các đơn vị cơ sở trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta cũng đòi hỏi phải làm rõ việc quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó. Liên quan tới vấn đề này, cần làm rõ một số điểm sau:

Thứ nhất, cần xác định rõ sự khác nhau giữa quyền sở hữu của nhà nước đối với các doanh nghiệp sử dụng và quản lý của tập thể lao động trong các doanh nghiệp. Việc phân định này đảm bảo cho các doanh nghiệp, tập thể lãnh trong doanh nghiệp có quyền tự chủ thật sự về tất cả mọi mặt hoạt động của mình.

Thứ hai, phân định rõ mối quan hệ quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp và mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là quá trình điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp bằng quyền lực của Nhà nước theo luật định bảo đảm thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với toàn xã hội theo mục tiêu đã định.

Các doanh nghiệp là cơ sở quyết định sự lớn mạnh của nền kinh tế quốc dân, là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cần đảm bảo chiến lược và có kế hoạch đối với các quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tôn trọng quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế, bảo vệ lợi ích xã hội, chống độc quyền, khuyến khích thi đua và đảm bảo các điều kiện cho các tập thể lao động cạnh tranh lành mạnh.

Song song với quá trình đó, mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được xác định rõ hơn. Đó chính là công việc của doanh nghiệp và tập thể lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tính toán, xử lý một

cách tối ưu mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thực hiện tốt cam kết với khách hàng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp; bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự xã hội; chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước…

Thứ ba, thông qua hệ thống công cụ kinh tế vĩ mô, Nhà nước thực hiện quản lý các doanh nghiệp.

Nhà nước thực hiện việc quản lý các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân bằng việc tạo lập môi trường – thị trường đồng bộ, thống nhất, thông suốt và đầy đủ. Thực tiễn kinh tế những năm trước đây của cơ chế hành chính tập trung quan liêu, bao cấp và những năm gần đây của quá trình chuyển sang KTTT ở nước ta cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hay chậm, việc huy động và sử dụng các nguồn lực đúng hay không, hiệu quả cao hay thấp … là tùy thuộc rất nhiều vào chỗ Nhà nước có tạo lập được một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển thuận lợi hay không.

Để tạo dựng được môi trường kinh doanh ổn định và lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách công cụ kinh tế đồng bộ, thực hiện chúng một cách nhất quán; cần ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, bền vững; sử dụng hệ thống chính sách tài chính – tiền tệ, khống chế lạm pháp, bình ổn giá cả, xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ những nỗ lực đầu tư phát triển của các doanh nghiệp theo mục tiêu chung của nền kinh tế; bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội, đến việc kìm hãm hoặc thúc đẩy định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của nền kinh tế ấy.

Cùng với việc phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của các đơn vị cơ sở, thực hiện đổi mới vai trò của nhà

nước trong nền kinh tế còn đồng nghĩa với việc thực hiện phân cấp hợp lý

quyền lực quản lý giữa cấp TƯ và địa phương.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo nguyên tắc đó, quá trình thực hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước phải nhằm đảm bảo sự kết hợp giữa quản lý tập trung với việc phát huy rộng rãi sáng kiến, sáng tạo của quần chúng lao động trong quản lý nhà nước; thực hiện tập trung đúng mức đi đôi với tăng cường tự chủ cho cơ sở và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Giữa các cơ quan TƯ, với vai trò là đầu não nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô, đưa ra các quyết định đối với lĩnh vực then chốt, những cân đối quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đảm bảo sự phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Còn các cơ quan nhà nước ở địa phương: phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, tập quán, tâm lý dân cư ở địa phương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn lãnh thổ

Việc phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế về giữa TƯ và địa phương trong giai đoạn hiện nay cần tránh tình trạng hoặc chồng chéo – một nhà máy, xí nghiệp, một tổ chức sản xuất – kinh doanh do quá nhiều ngành nhiều cấp quản lý khiến cho chủ thể hoạt động không biết phải nghe ai, theo ai; hoặc độc quyền quản lý: doanh nghiệp TƯ chỉ chịu sự chỉ đạo của TƯ, bất chấp chính quyền địa phương, còn doanh nghiệp của địa phương lại được chỉ đạo theo hướng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích cục bộ của địa phương, không quan tâm đến lợi ích chung của quốc gia.

Sự phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giữa TƯ và địa phương chính là quá trình thực hiện chức năng ở những mức độ, thẩm quyền và phạm vị quản lý khác nhau. Về thực chất, quản lý nhà nước về kinh tế ở TƯ là quản lý chung theo ngành hoặc lãnh thổ, còn ở địa phương là thực hành pháp luật nhà

nước TƯ để giải quyết các vấn đề kinh tế được giao trên lãnh thổ địa phương. Do vậy, muốn thực hiện sự phân cấp quản lý nhà nước một cách có hiệu quả, cần phải đảm bảo được sự thống nhất chặt chẽ các lợi ích, trước hết là lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và lợi ích chính đáng của cá nhân.

3.4 Nâng cao năng lực và phẩm chất của các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)