Hoàn thiện các đòn bẩy kinhtế khác.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 86)

+ Chính sách tài chính – tiền tệ

Thực tế của những năm qua, nhất là năm 1998 cho thấy vai trò cực kỳ to lớn của chính sách tài chính – tiền tệ trong việc tạo dựng môi trường kinh tế ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một nền kinh tế ổn định và phát triển, nhà nước phải tạo lập được chính sách tài chính – tiền tệ nhanh, nhạy, linh hoạt, nhưng lại phải tương đối ổn định. Muốn vậy, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính – tiền tệ.

Về chính sách tài chính

- Cần tiếp tục xóa bỏ, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chính sách tài chính theo chế độ cấp phát và giao nộp; thiết lập chính sách tài chính theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sản xuất – kinh doanh. Cần tiếp tục mở rộng các khâu tài chính (như tài chính nhà nước, tài chính các doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và dân cư …) nhằm khơi dậy, huy động,

khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong cả nước phục vụ cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

- Sớm hình thành và phát triển thị trường tài chính đồng bộ với các loại thị trường khác để các nguồn vốn trong nước và ngoài nước được giao lưu thuận lợi, góp phần huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước một cách hiệu quả.

- Đẩy mạnh các biện pháp, các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước, khai thác và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

- Quản lý và điều hành tốt hệ thống thuế – nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi ngân sách.

- Xây dựng đúng đắn mối quan hệ giữa tài chính nhà nước và tài chính các doanh nghiệp, các tổ chức xây dựng, dân cư, … đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất nền tài chính quốc gia trên cơ sở phân cấp hợp lý.

Trong việc sử dụng vốn, nhất là vốn ngân sách, phải đặt yêu cầu hiệu quả và chất lượng lên hàng đầu.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thanh tra, kiểm tra tài chính có hiệu quả; đảm bảo kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh; đảm bảo các mối quan hệ tài chính lành mạnh.

Về chính sách tiền tệ.

- Chính sách tiền tệ phải được xây dựng và sử dụng trong sự thống nhất với chính sách tài chính; phải bám sát và góp phần tích cực thực hiện thắng lợi những mục tiêu của chiến lược kinh tế – xã hội, trước hết là mục tiêu giảm và kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.

- Thực hiện đổi mới chức năng, cơ chế phương thức hoạt động của ngân hàng TƯ, đổi mới mối quan hệ của ngân hàng với TƯ với ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại với nhau và với doanh nghiệp.

- Phát triển mạnh mẽ thị trường tiền tệ ở nông thôn nhằm thúc đẩy nông nghiệp nhanh chóng phát triển thành nông nghiệp hàng hoá theo định hướng XHCN.

- Cùng các ngành hữu quan nhanh chóng giải quyết tình trạng dây dưa công nợ, mở rộng các hoạt động tín dụng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn bổ sung cho những chương trình mục tiêu trọng điểm cũng như các nhu cầu về vốn khác có khả năng sử dụng đạt hiệu quả cao; giảm bớt, đi đến chấm dứt phát hành tiền cho chi tiêu tài chính không có tính chất sản xuất và cho việc đáp ứng nhu cầu tín dụng.

+ Chính sách xã hội

Trong thời đại ngày nay, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tăng trưởng và phát triển đều phải xây dựng cho mình một hệ thống các chính sách xã hội. Nhưng, hệ thống chính sách xã hội đó xuất hiện như thế nào, nhằm mục đích gì; nội dung của nó ra sao … lại tuỳ thuộc mục đích kinh tế – xã hội mà nhà nước, cơ quan quyền lực đặc biệt của hệ thống chính trị xã hội đó, đề ra.

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nền kinh tế của chúng ta đang chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT định hướng XHCN. Dựa vào mục đích chính trị đó, dựa vào truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc, chúng ta xây dựng chính sách xã hội trên nguyên tắc vì con người. Sự tôn trọng, yêu quý con người, tinh thần nhường cơm sẻ áo, chia ngọt sẻ bùi phải được đặc vào nền tảng của việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)